Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã bắt đầu thực hiện chuyến công du 6 ngày đến vùng Đông Á để dự các cuộc họp về an ninh khu vực và thương mại. Ông Kerry sẽ dự một cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Nhật ở Tokyo trước khi đến đảo bali để cùng với Tổng thống Barack Obama tham dự hộïi nghị APEC. Từ trung tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA ở Seoul, thông tín viên Daniel Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Ngoại trưởng Kerry đến Tokyo ngày hôm nay, một ngày trước cuộc họp của Ủy ban Tư vấn An ninh Mỹ- Nhật.
Cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng ở Tokyo qui tụ các giới chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo của Nhật cho biết đôi bên sẽ thảo luận về một thời biểu để sửa đổi một hiệp định quốc phòng song phương vào cuối năm 2014.
Hiệp định phòng thủ chung ký kết từ mấy mươi năm trước qui định những trách nhiệm của các lực lượng Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc bảo vệ nước Nhật.
Ông Tetsuo Kotani là một nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao Nhật Bản. Ông nói rằng cuộc họp vào thứ năm tuần này để sửa đổi hiệp định đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ đồng minh mới giữa hai nước.
"Cho tới nay, Hoa Kỳ cung cấp khả năng tấn công và Nhật Bản chỉ cung cấp khả năng phòng thủ. Sự phân công này được gọi là cây lao và tấm khiên. Nhưng từ nay trở đi Nhật Bản sẽ có cả hai loại khả năng tấn công và phòng thủ, và điều đó có nghĩa là Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ trở thành những đối tác bình đẳng hơn."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang xem xét tới việc sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa trong lúc nước ông đối mặt với những yêu sách ngày càng mạnh mẽ hơn của Trung Quốc đối với quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa mà Nhật Bản đang kiểm soát.
Tuy nhiên, một quân đội Nhật Bản có nhiều khả năng hơn có thể sẽ gây bất bình cho những nước láng giềng từng bị khốn khổ vì những hành vi xâm lăng của Nhật trong thời thế chiến thứ hai.
Giáo sư Kotani nói rằng Nhật Bản muốn chứng tỏ là họ có khả năng tự vệ. Ông nói rằng những nước khích động gây nhiều lo ngại như Trung Quốc là một phần của vấn đề này.
"Chúng tôi hiểu là một số người ở Mỹ quan tâm về hành động của Nhật. Nhưng đây là hoạt động ngoại giao, là hoạt động răn đe."
Một nước khác có phần chắc sẽ cảm thấy bất an trước các diễn tiến ở Nhật là Nam Triều Tiên, một đồng minh quan trọng khác của Washington trong khu vực Á châu Thái bình dương.
Những mối căng thẳng xuất hiện lại hồi gần đây giữa Tokyo với Seoul về vấn đề lịch sử và lãnh thổ đã trở thành một đám mây mù che phủ các hoạt động ngoại giao của Mỹ.
Trong một dấu hiệu cho thấy quan hệ Nhật-Hàn có thể sắp được cải thiện, hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên hôm qua loan báo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ tiến hành những tập thao dượt hải quân chung trong tuần này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel sẽ đến Tokyo vào ngày mai, sau khi thảo luận với các giới chức Nam Triều Tiên tại Seoul về việc điều chỉnh các hoạt động quốc phòng của Mỹ để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Sau cuộc họp với Bộ trưởng quốc phòng Nam Triều Tiên ngày hôm nay, ông Hagel cho biết đôi bên đồng ý xem xét tới việc hoãn lại kế hoạch chuyển giao cho Nam Triều Tiên quyền chỉ huy quân sự trong thời chiến vào năm 2015. Ông Hagel cũng tái khẳng định cam kết tăng cường khả năng tác chiến và tình trạng sẵn sàng ứng chiến trên khắp khu vực Á châu Thái bình dương.
"Hoa Kỳ đưa ra cam kết này không phải chỉ vì hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước chúng ta mà cũng vì chúng tôi tin rằng các chính sách và những sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho ổn định khu vực và an ninh toàn cầu."
Ông Hagel cho biết đôi bên đã ký kết một thỏa thuận về chiến lược quân sự để tạo ra một khung sườn cho mục tiêu răn đe và xử lý những mối đe dọa cụ thể của Bình Nhưỡng, kể cả các loại vũ khí có sức tàn phá đại qui mô.
"Mối quan tâm đặc biệt của chúng tôi là về các chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên, những hoạt động khuyếch tán hạt nhân của họ và các loại vũ khí hóa học của họ. Mọi người cần phải hiểu rõ là việc Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hóa học là tuyệt đối không thể chấp nhận."
Sau các cuộc họp về an ninh ở Tokyo, ngoại trưởng Kerry sẽ đến đảo Bali của Indonesia vào ngày thứ 6 để dự các cuộc họp của khối APEC.
Theo lịch trình, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến dự hộïi nghị APEC và sẽ thúc đẩy cho tiến bộ của một hiệp định thương mại khu vực.
Các cuộc thương lượng về Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP có sự tham dự của 12 nước, từ Australia cho tới các nước Đông Nam Á và các nước châu Mỹ.
Ngoại trưởng Kerry đến Tokyo ngày hôm nay, một ngày trước cuộc họp của Ủy ban Tư vấn An ninh Mỹ- Nhật.
Cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng ở Tokyo qui tụ các giới chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Hãng tin Kyodo của Nhật cho biết đôi bên sẽ thảo luận về một thời biểu để sửa đổi một hiệp định quốc phòng song phương vào cuối năm 2014.
Hiệp định phòng thủ chung ký kết từ mấy mươi năm trước qui định những trách nhiệm của các lực lượng Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc bảo vệ nước Nhật.
Ông Tetsuo Kotani là một nhà nghiên cứu của Học viện Ngoại giao Nhật Bản. Ông nói rằng cuộc họp vào thứ năm tuần này để sửa đổi hiệp định đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ đồng minh mới giữa hai nước.
"Cho tới nay, Hoa Kỳ cung cấp khả năng tấn công và Nhật Bản chỉ cung cấp khả năng phòng thủ. Sự phân công này được gọi là cây lao và tấm khiên. Nhưng từ nay trở đi Nhật Bản sẽ có cả hai loại khả năng tấn công và phòng thủ, và điều đó có nghĩa là Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ trở thành những đối tác bình đẳng hơn."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang xem xét tới việc sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa trong lúc nước ông đối mặt với những yêu sách ngày càng mạnh mẽ hơn của Trung Quốc đối với quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa mà Nhật Bản đang kiểm soát.
Tuy nhiên, một quân đội Nhật Bản có nhiều khả năng hơn có thể sẽ gây bất bình cho những nước láng giềng từng bị khốn khổ vì những hành vi xâm lăng của Nhật trong thời thế chiến thứ hai.
Giáo sư Kotani nói rằng Nhật Bản muốn chứng tỏ là họ có khả năng tự vệ. Ông nói rằng những nước khích động gây nhiều lo ngại như Trung Quốc là một phần của vấn đề này.
"Chúng tôi hiểu là một số người ở Mỹ quan tâm về hành động của Nhật. Nhưng đây là hoạt động ngoại giao, là hoạt động răn đe."
Một nước khác có phần chắc sẽ cảm thấy bất an trước các diễn tiến ở Nhật là Nam Triều Tiên, một đồng minh quan trọng khác của Washington trong khu vực Á châu Thái bình dương.
Những mối căng thẳng xuất hiện lại hồi gần đây giữa Tokyo với Seoul về vấn đề lịch sử và lãnh thổ đã trở thành một đám mây mù che phủ các hoạt động ngoại giao của Mỹ.
Trong một dấu hiệu cho thấy quan hệ Nhật-Hàn có thể sắp được cải thiện, hãng tin Yonhap của Nam Triều Tiên hôm qua loan báo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ tiến hành những tập thao dượt hải quân chung trong tuần này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel sẽ đến Tokyo vào ngày mai, sau khi thảo luận với các giới chức Nam Triều Tiên tại Seoul về việc điều chỉnh các hoạt động quốc phòng của Mỹ để ứng phó với mối đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Sau cuộc họp với Bộ trưởng quốc phòng Nam Triều Tiên ngày hôm nay, ông Hagel cho biết đôi bên đồng ý xem xét tới việc hoãn lại kế hoạch chuyển giao cho Nam Triều Tiên quyền chỉ huy quân sự trong thời chiến vào năm 2015. Ông Hagel cũng tái khẳng định cam kết tăng cường khả năng tác chiến và tình trạng sẵn sàng ứng chiến trên khắp khu vực Á châu Thái bình dương.
"Hoa Kỳ đưa ra cam kết này không phải chỉ vì hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước chúng ta mà cũng vì chúng tôi tin rằng các chính sách và những sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho ổn định khu vực và an ninh toàn cầu."
Ông Hagel cho biết đôi bên đã ký kết một thỏa thuận về chiến lược quân sự để tạo ra một khung sườn cho mục tiêu răn đe và xử lý những mối đe dọa cụ thể của Bình Nhưỡng, kể cả các loại vũ khí có sức tàn phá đại qui mô.
"Mối quan tâm đặc biệt của chúng tôi là về các chương trình hạt nhân và phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên, những hoạt động khuyếch tán hạt nhân của họ và các loại vũ khí hóa học của họ. Mọi người cần phải hiểu rõ là việc Bắc Triều Tiên sử dụng vũ khí hóa học là tuyệt đối không thể chấp nhận."
Sau các cuộc họp về an ninh ở Tokyo, ngoại trưởng Kerry sẽ đến đảo Bali của Indonesia vào ngày thứ 6 để dự các cuộc họp của khối APEC.
Theo lịch trình, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến dự hộïi nghị APEC và sẽ thúc đẩy cho tiến bộ của một hiệp định thương mại khu vực.
Các cuộc thương lượng về Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP có sự tham dự của 12 nước, từ Australia cho tới các nước Đông Nam Á và các nước châu Mỹ.