Đường dẫn truy cập

Ngoại trưởng Mỹ gặp lãnh tụ đối lập Ukraina


Revelers take part in celebrations marking Thingyan, a water festival which brings in the country's new year, in Yangon, Myanmar. The four southeast Asian nations of Myanmar, Thailand, Cambodia and Laos started the Buddhist new year.
Revelers take part in celebrations marking Thingyan, a water festival which brings in the country's new year, in Yangon, Myanmar. The four southeast Asian nations of Myanmar, Thailand, Cambodia and Laos started the Buddhist new year.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry ngày thứ Bảy đã gặp 3 lãnh tụ đối lập Ukraina tại Đức sau khi đã dùng những lời lẽ gay gắt để chỉ trích Nga về tương lai của nước Cộng hòa Soviet cũ.

Ông Kerry đã gặp 3 nhân vật đối lập Arseniy Yatsenyuk, Vitali Klitschko và Petro Poroshenkobên lề Hội nghị An ninh Munich.

Một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngoại trưởng Kerry nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với những nỗ lực của các nhà lãnh đạo đối lập “lên tiếng bênh vực dân chủ và sự lựa chọn” của người dân Ukraina. Tuy nhiên ông khuyến khích họ thể hiện một cách ôn hòa và tiếp tục thảo luận với chính phủ.

Trước đó ông Kerry nói với hội nghị là không ở nơi nào mà “cuộc tranh đấu cho một tương lai Âu châu và dân chủ” quan trọng hơn ở Ukraina. Ông nói rằng Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu sát cánh “với nhân dân Ukraina trong cuộc tranh đấu đó.”

Tuy nhiên trong bài diễn văn đọc tại hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tố cáo các chính khách Âu châu khích động những cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ukraina.

Các cuộc biểu tình bộc phát vào tháng 11 năm ngoái khi Tổng thống Yanukovych không ký một thỏa thuận mậu dịch với Liên hiệp châu Âu để có những quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.

Những vụ xung đột bạo động giữa cảnh sát và người biểu tình tiếp nối và leo thang kể từ đó.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Yanukovych ký luật ân xá cho những người biểu tình bị bắt trong các cuộc biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên các lãnh tụ đối lập bác bỏ lệnh ân xá, vì lệnh ân xá chỉ có hiệu lực sau khi phe biểu tình rời khỏi các trụ sở chính phủ mà họ đang chiếm cứ.

Hôm thứ 5 nhà hoạt động đối lập Dmytro Bulatov, mất tích từ hôm 22 tháng 1, đã được tìm thấy ở ngoại ô Kyiv, thủ đô Ukraina với những vết xước nặng và vết bầm trên mặt cùng những vết thương khác. Ông Bulatov nói rằng ông bị những kẻ không rõ lai lịch bắt cóc, tra tấn và giam cầm nhiều ngày trước bị mang đi vất ở một cánh rừng. Ông Bulatov cho biết ông đã tới được một ngôi làng gần đó và gọi điện thoại cho bạn ông.

Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Tổng thống Yanukovych điều tra những tin tức về việc giết hại, bắt cóc và tra tấn khi Ukraina lâm vào tình trạng xáo trộn chính trị. Một phát ngôn viên của bà Navi Pillay Cao ủy Nhân quyền LHQ nói bà Pillay “kinh hoàng” về những tin tức này.

Ngày thứ Năm, Tổng thống Yanukovych đưa ra một tuyên bố cáo buộc các lãnh tụ đối lập leo thang cuộc khủng hoảng chính trị và nói rằng chính phủ đã hoàn thành những nghĩa vụ chấm dứt đối đầu.

Trong khi đó hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông muốn chờ một chính phủ mới tại Ukraina, trước khi tiến hành thực hiện lời hứa cho Ukraina vay 15 tỉ đô la cùng với giảm giá khí đốt bán cho Ukraina.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG