BỘ NGOẠI GIAO —
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry thứ Tư này sẽ lên đường đi Nam Triều Tiên và Trung Quốc để hội đàm với giới chức của hai nước này về cách kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Thông tín viên Scott Stearns của đài VOA tại Bộ Ngoại giao tường trình rằng chính quyền Obama cũng đang mưu tìm việc trả tự do cho ông Kenneth Bae, công dân Mỹ đang bị Bắc Hàn giam cầm trong trại lao động khổ sai.
Các giới chức Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu Bắc Triều Tiên trả tự do cho ông Kenneth Bae, một nhà truyền giáo người Mỹ. Ông Bae bị Bắc Triều Tiên tuyên án 15 năm tù vì tội gọi là âm mưu lật đổ chính phủ. Người phát ngôn Marie Harf của Bộ Ngoại giao nói rằng nếu Trung Quốc có thể giúp được cho việc trả tự do cho ông Bae, Ngoại trưởng Kerry sẽ sẵn lòng ngỏ lời yêu cầu.
"Tất nhiên Trung Quốc có một mối quan hệ đặc biệt với chính phủ Bắc Triều Tiên, và điều đó sẽ hữu ích trong việc thúc đẩy một số mục tiêu chung của hai nước, có thể đó là mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, và khuyên Bắc Triều Tiên ngưng những hành động gây hấn. Dĩ nhiên là nếu có cơ hội, tôi tin chắc là chúng tôi sẽ sẵn sàng thảo luận về việc đó."
Tình trạng bế tắc cho thấy Washington hiểu biết rất ít về những gì đang diễn ra ở Bình Nhưỡng, nhất là kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền – theo như nhận định của giáo sư Lou Goodman ở Ðại học American University.
"Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ thực sự không biết nghị trình của chế độ mới ở Bình Nhưỡng là gì, họ đang mưu tính cái gì. Washington không biết ai là người có những quan hệ với những ai ở Bắc Triều Tiên và ai không có quan hệ."
Theo người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì trong tư cách là nước quan hệ chính của Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện tiến trình đối thoại với Bình Nhưỡng.
"Tình hình chung trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay khá mong manh. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên đều cố gắng tự chế và không có những hành động khiêu khích nhau."
Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Washington không nên trông cậy là Trung Quốc sẽ tạo ra một bước đột phá với Bắc Triều Tiên.
"Hoa Kỳ chưa đưa ra một sáng kiến nào mới, và tất nhiên không một nước nào trong toàn bộ tiến tình đưa ra một sáng kiến nào mới, ngoại trừ Trung Quốc – là nước sẽ tiếp tục để cho Bắc Triều Tiên có thêm thời gian."
Bắc Triều Tiên đã tranh thủ thời gian của tình trạng bế tắc này để xây dựng lại chương trình hạt nhân. Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng họ không nối lại các cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng đồng ý để cho việc thanh sát hạt nhân được thực hiện trở lại. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á, ông Danny Russel, phát biểu như sau.
"Ðối thoại chỉ để cho có đối thoại không phải là con đường đưa tới mục tiêu phi hạt nhân hóa có thể kiểm chứng được. Ðiều cần thiết là Bắc Triều Tiên phải tham gia đối thoại với tư cách là một đối tác đàm phán nghiêm túc."
Có một điều rất mập mờ là liệu Bắc Triều Tiên có sẵn sàng tham gia đàm phán hay không. Giáo sư Lou Goodman nhận định.
"Lãnh đạo của các nước nhỏ bé khi bị áp lực thường cảm thấy họ bị dồn vào góc tường và họ sẵn sàng liều mạng. Và tôi nghĩ Trung Quốc lo sợ điều đó."
Ðó là điều làm cho việc tránh đối đầu trở nên quan trọng cho cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, theo nhận xét của phân tích gia Michael Auslin.
"Trung Quốc muốn giữ nguyên tình trạng hiện nay bởi vì như vậy tốt cho chính sách của họ là làm cho Hoa Kỳ phải bận rộn ứng phó với vấn đề Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng muốn giữ nguyên hiện trạng bởi vì thật ra trong suốt một thập niên chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, Mỹ đã không làm và có lẽ đã không có khả năng để làm một điều gì để thay đổi tình hình trên Bán đảo Triều Tiên."
Tại Seoul, Ngoại trưởng Kerry cũng hy vọng giảm bớt tình trạng căng thẳng giữa Nam Triều Tiên với Nhật Bản về các tranh chấp chủ quyền biển đảo, nơi có thể có thể có những trữ lượng khí đốt rất lớn.
Các giới chức Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu Bắc Triều Tiên trả tự do cho ông Kenneth Bae, một nhà truyền giáo người Mỹ. Ông Bae bị Bắc Triều Tiên tuyên án 15 năm tù vì tội gọi là âm mưu lật đổ chính phủ. Người phát ngôn Marie Harf của Bộ Ngoại giao nói rằng nếu Trung Quốc có thể giúp được cho việc trả tự do cho ông Bae, Ngoại trưởng Kerry sẽ sẵn lòng ngỏ lời yêu cầu.
"Tất nhiên Trung Quốc có một mối quan hệ đặc biệt với chính phủ Bắc Triều Tiên, và điều đó sẽ hữu ích trong việc thúc đẩy một số mục tiêu chung của hai nước, có thể đó là mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, và khuyên Bắc Triều Tiên ngưng những hành động gây hấn. Dĩ nhiên là nếu có cơ hội, tôi tin chắc là chúng tôi sẽ sẵn sàng thảo luận về việc đó."
Tình trạng bế tắc cho thấy Washington hiểu biết rất ít về những gì đang diễn ra ở Bình Nhưỡng, nhất là kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền – theo như nhận định của giáo sư Lou Goodman ở Ðại học American University.
"Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ thực sự không biết nghị trình của chế độ mới ở Bình Nhưỡng là gì, họ đang mưu tính cái gì. Washington không biết ai là người có những quan hệ với những ai ở Bắc Triều Tiên và ai không có quan hệ."
Theo người phát ngôn Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì trong tư cách là nước quan hệ chính của Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện tiến trình đối thoại với Bình Nhưỡng.
"Tình hình chung trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay khá mong manh. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên đều cố gắng tự chế và không có những hành động khiêu khích nhau."
Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Washington không nên trông cậy là Trung Quốc sẽ tạo ra một bước đột phá với Bắc Triều Tiên.
"Hoa Kỳ chưa đưa ra một sáng kiến nào mới, và tất nhiên không một nước nào trong toàn bộ tiến tình đưa ra một sáng kiến nào mới, ngoại trừ Trung Quốc – là nước sẽ tiếp tục để cho Bắc Triều Tiên có thêm thời gian."
Bắc Triều Tiên đã tranh thủ thời gian của tình trạng bế tắc này để xây dựng lại chương trình hạt nhân. Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng họ không nối lại các cuộc đối thoại với Bắc Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng đồng ý để cho việc thanh sát hạt nhân được thực hiện trở lại. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Ðông Á, ông Danny Russel, phát biểu như sau.
"Ðối thoại chỉ để cho có đối thoại không phải là con đường đưa tới mục tiêu phi hạt nhân hóa có thể kiểm chứng được. Ðiều cần thiết là Bắc Triều Tiên phải tham gia đối thoại với tư cách là một đối tác đàm phán nghiêm túc."
Có một điều rất mập mờ là liệu Bắc Triều Tiên có sẵn sàng tham gia đàm phán hay không. Giáo sư Lou Goodman nhận định.
"Lãnh đạo của các nước nhỏ bé khi bị áp lực thường cảm thấy họ bị dồn vào góc tường và họ sẵn sàng liều mạng. Và tôi nghĩ Trung Quốc lo sợ điều đó."
Ðó là điều làm cho việc tránh đối đầu trở nên quan trọng cho cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, theo nhận xét của phân tích gia Michael Auslin.
"Trung Quốc muốn giữ nguyên tình trạng hiện nay bởi vì như vậy tốt cho chính sách của họ là làm cho Hoa Kỳ phải bận rộn ứng phó với vấn đề Bắc Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng muốn giữ nguyên hiện trạng bởi vì thật ra trong suốt một thập niên chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, Mỹ đã không làm và có lẽ đã không có khả năng để làm một điều gì để thay đổi tình hình trên Bán đảo Triều Tiên."
Tại Seoul, Ngoại trưởng Kerry cũng hy vọng giảm bớt tình trạng căng thẳng giữa Nam Triều Tiên với Nhật Bản về các tranh chấp chủ quyền biển đảo, nơi có thể có thể có những trữ lượng khí đốt rất lớn.