Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết Washington sẵn sàng hợp tác với Iran để giúp Iraq. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Zlatika Hoke của đài VOA, một số người e rằng sự can dự của Iran có thể làm cho bạo động ở Iraq gia tăng thêm nữa.
Các phần tử cực đoan thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant, gọi tắt là ISIL, đã chiếm quyền kiểm soát một số thành phố ở miền bắc Iraq và đang tiến quân về hướng thủ đô Baghdad.
Hôm qua, trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng tin tức của Yahoo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết Tổng thống Barack Obama đang xem xét tới việc thực hiện những vụ không kích để giúp chính phủ Iraq. Ông Kerry nói rằng Tổng thống Obama sẽ không để cho Iraq bị tan rã.
"Tôi không tin là Tổng thống Obama sẽ ngồi yên và để cho việc này xảy ra."
Hoa Kỳ đã điều 4 chiến hạm tới Vịnh ba Tư, trong đó có một chiếc hàng không mẫu hạm với nhiều chiến đấu cơ và phi đạn.
Ngoại trưởng Kerry cho biết Washington đang xem xét tới nhiều cách thức khác nhau để giúp Iraq, kể cả việc sử dụng máy bay không người lái và hợp tác với Iran.
"Chúng tôi sẵn sàng tham gia bất kỳ tiến trình nào có tính chất xây dựng để làm cho bạo động giảm thiểu càng nhiều càng tốt."
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Tehran sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để vãn hồi an ninh cho Iraq, bên trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, một số chính khách và các nhà phân tích ở Mỹ cho biết sự dính líu của Iran sẽ làm cho bạo động ở Iraq gia tăng thêm nữa. Hai nước láng giềng này có những mối quan hệ căng thẳng trong một thời gian rất lâu và đã giao chiến với nhau trong thập niên 1980.
Ông David Schenker, một nhà phân tích của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, cho biết Tehran đã gây phương hại cho nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng một nước Iraq dân chủ dưới sự cai trị của cả hai phe Hồi giáo Sunni và Shia. Ông nói thêm như sau.
"Thế mà bây giờ chúng ta lại kêu gọi họ nắm giữ một vai trò tích cực. Đây là một chế độ không mong muốn điều gì khác hơn là một nước Iraq do người Shia làm bá chủ. Và thật tình mà nói, nếu đó là những gì mà họ muốn, thì họ sẽ làm bùng ra một cuộc nội chiến đẫm máu hơn với qui mô lớn hơn ở Iraq."
Hàng vạn cư dân của các thành phố ở miền bắc Iraq đã phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Tại một trại tị nạn ở Kalak, ông Abu Qanea cho biết ông sẽ không về quê ở Mosul cho tới khi ông tin là thành phố lớn thứ nhì của Iraq được an toàn.
"Chúng tôi sẽ không trở về cho tới khi nào tình hình được cải thiện và an ninh được vãn hồi. Khi nào các chiến binh nổi dậy rút đi và quân đội Iraq chiếm lại thành phố thì tình hình sẽ được cải thiện."
Đà tiến quân nhanh chóng của ISIL, nhóm hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida, đang đe dọa tới những đường biên giới được phân định từ lâu trong khu vực và gây ra những mối quan tâm ở Washington và các nước láng giềng của Iraq. Hoa Kỳ đã triệt thoái binh sĩ ra khỏi Iraq vào cuối năm 2011 sau cuộc chiến tranh kéo dài gần 10 năm.
Các phần tử cực đoan thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant, gọi tắt là ISIL, đã chiếm quyền kiểm soát một số thành phố ở miền bắc Iraq và đang tiến quân về hướng thủ đô Baghdad.
Hôm qua, trong một cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng tin tức của Yahoo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết Tổng thống Barack Obama đang xem xét tới việc thực hiện những vụ không kích để giúp chính phủ Iraq. Ông Kerry nói rằng Tổng thống Obama sẽ không để cho Iraq bị tan rã.
"Tôi không tin là Tổng thống Obama sẽ ngồi yên và để cho việc này xảy ra."
Hoa Kỳ đã điều 4 chiến hạm tới Vịnh ba Tư, trong đó có một chiếc hàng không mẫu hạm với nhiều chiến đấu cơ và phi đạn.
Ngoại trưởng Kerry cho biết Washington đang xem xét tới nhiều cách thức khác nhau để giúp Iraq, kể cả việc sử dụng máy bay không người lái và hợp tác với Iran.
"Chúng tôi sẵn sàng tham gia bất kỳ tiến trình nào có tính chất xây dựng để làm cho bạo động giảm thiểu càng nhiều càng tốt."
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Tehran sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để vãn hồi an ninh cho Iraq, bên trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, một số chính khách và các nhà phân tích ở Mỹ cho biết sự dính líu của Iran sẽ làm cho bạo động ở Iraq gia tăng thêm nữa. Hai nước láng giềng này có những mối quan hệ căng thẳng trong một thời gian rất lâu và đã giao chiến với nhau trong thập niên 1980.
Ông David Schenker, một nhà phân tích của Viện Chính sách Cận Đông ở Washington, cho biết Tehran đã gây phương hại cho nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng một nước Iraq dân chủ dưới sự cai trị của cả hai phe Hồi giáo Sunni và Shia. Ông nói thêm như sau.
"Thế mà bây giờ chúng ta lại kêu gọi họ nắm giữ một vai trò tích cực. Đây là một chế độ không mong muốn điều gì khác hơn là một nước Iraq do người Shia làm bá chủ. Và thật tình mà nói, nếu đó là những gì mà họ muốn, thì họ sẽ làm bùng ra một cuộc nội chiến đẫm máu hơn với qui mô lớn hơn ở Iraq."
Hàng vạn cư dân của các thành phố ở miền bắc Iraq đã phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Tại một trại tị nạn ở Kalak, ông Abu Qanea cho biết ông sẽ không về quê ở Mosul cho tới khi ông tin là thành phố lớn thứ nhì của Iraq được an toàn.
"Chúng tôi sẽ không trở về cho tới khi nào tình hình được cải thiện và an ninh được vãn hồi. Khi nào các chiến binh nổi dậy rút đi và quân đội Iraq chiếm lại thành phố thì tình hình sẽ được cải thiện."
Đà tiến quân nhanh chóng của ISIL, nhóm hiếu chiến có liên hệ với al-Qaida, đang đe dọa tới những đường biên giới được phân định từ lâu trong khu vực và gây ra những mối quan tâm ở Washington và các nước láng giềng của Iraq. Hoa Kỳ đã triệt thoái binh sĩ ra khỏi Iraq vào cuối năm 2011 sau cuộc chiến tranh kéo dài gần 10 năm.