Vài ngày nữa là tới lễ trao giải Oscar rồi, không biết có bạn nào quan tâm không nhỉ. Bạn đã xem hết tất cả những phim điện ảnh được đề cử năm nay chưa? Bạn đoán phim nào sẽ giành chiến thắng?
Cá hỏi vậy cho có tính thời sự một chút thôi, chứ thực ra thì Cá cũng chưa bao giờ xem hết được tất cả các phim được đề cử trong một năm nào đấy cả. Một phần vì Cá ít xem phim nước ngoài một mình, mà nếu có xem thì hầu hết phải có bạn đi xem cùng. Còn một phần thì có lẽ do hầu hết những phim được đề cử Oscar đều có nội dung, tạm gọi là cao siêu đi, không phải xem một lần là đã hiểu hết hoàn toàn. Ý Cá ở đây là thậm chí đối với cả người Mỹ hay những người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, họ cũng chưa chắc cảm nhận được hết cái hay và ý nghĩa của phim, nói chi tới những người còn đang chật vật mò mẫm, cày cuốc tiếng Anh như chúng ta phải không các bạn.
Hôm trước có một số bạn email cho Cá hỏi Cá chia sẻ một số kinh nghiệm tự mình cải thiện khả năng nghe nói tiếng Anh. Nói thật là tiếng Anh của Cá chỉ tạm đủ dùng thôi, chứ chưa đạt tới trình độ 115, 120 Toefl IBT hay 2300, 2400 SAT đâu, cộng thêm việc Cá không có chuyên môn sư phạm chuyên nghiệp, cho nên tất cả những điều Cá chia sẻ hôm nay, phần lớn là dựa vào quan sát chủ quan của Cá và kinh nghiệm Cá rút ra được trong thời gian Cá học tiếng Anh và cả thời gian sống ở Mỹ.
Lúc còn đi học phổ thông, Cá nghĩ giống nhiều người rằng, ok muốn nghe giỏi thì phải nghe nhiều, muốn nói giỏi thì phải nói nhiều. Chuyện này không có sai. Chỉ là bây giờ nghĩ lại, Cá thấy hơi thiêu thiếu một cái gì đó.
Thứ nhất, khi mới bắt đầu, Cá thấy nghe thì phải nghe cái thứ mình quan tâm, cái thứ mình thích thì mới dễ dàng tập trung hơn. Giả sử bạn là một người ham vui, thích di chuyển như Cá, bây giờ bạn phải ngồi hàng tiếng đồng hồ nghe một bài giảng nào đó của giáo sư đại học trên Youtube về thuyết ABC của một nhà khoa học XYZ nào đó. Bạn có dám khẳng định là bạn chắc chắn sẽ không lơ đãng, mất tập trung trong suốt bài nghe? Cho dù các bài thi Toefl, Ielts có những phần kiểm tra nghe bao gồm các bài giảng thật, nhưng bạn đừng nên vội vàng nhảy luôn vào phần đó. Một hai phút đầu thì còn được, chứ đến phút thứ ba, thứ tư thì Cá nghĩ kiểu gì cũng có ‘diễn tiến’ mới. Nhất là khi các từ mới, lạ, xuất hiện liên tiếp, rồi có thể cách phát âm bình thường của bạn không giống với cách phát âm của người bản xứ, cho nên bạn không nhận ra từ đó. Riêng cái lúc bối rối vì một từ vựng nào đó là đã đủ khiến bạn mất tập trung rồi.
Vì thế, đầu tiên muốn giữ được sự tập trung khi nghe thì nên chọn một bài nghe, một video nói về chủ đề bạn thích, ngắn và đơn giản thôi, nhưng đủ để bạn làm quen với ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Ví dụ, nếu bạn thích nấu ăn, lên mạng tìm một video dạy nấu món gì đơn giản thôi, đơn giản như luộc trứng chẳng hạn. Mục đích chính của bạn tất nhiên không phải học cách luộc trứng thật, mà là nghe tiếng Anh chứ phải không? Hoặc là bạn thích thể thao đi, lên mạng tìm một clip nào đó hướng dẫn chọn mua dụng cụ thể thao? Tìm video với từ ngữ thông dụng trước, sau đó mới tiến tiếp tới những chủ đề yêu cầu từ vựng chuyên môn. Cá nghĩ như vậy sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều là bạn nhảy bổ ngay vào những đoạn nghe toàn từ chuyên môn.
Nhiều người nói, xem phim, nghe nhạc là một cách tốt để luyện nghe vì nó thú vị hơn. Điều này cũng không sai, vấn đề chỉ là nếu bạn mới bắt đầu, có vẻ như sẽ rất khó khăn. Phim diễn ra theo kịch bản của biên kịch, cảnh này có thể là một cuộc đối thoại tâm tình thủ thỉ của mẹ với con gái, cảnh sau có thể lại là một đoạn độc thoại của một nhân vật nào đó, cảnh tiếp nữa có khi là một đoạn cãi nhau um xùm của hai anh chàng nào đó v..v.. Nói chung, nội dung thay đổi liên tục như vậy, trong khi bạn vẫn còn đang tập làm quen với ngữ điệu, phát âm chuẩn của người nói thì khó mà hiểu được phim đang nói về chuyện gì. (Cá đang nói chung về các phim có lời thoại, không tính phim hành động hay phim câm đâu nha.)
Còn nghe nhạc nữa. Nếu bạn muốn luyện khả năng nghe hiểu thì đừng chọn nghe nhạc nha, nhất là nhạc Rock, chỉ nghe để thư giãn và biết cách phát âm thôi. Tóm lại, khởi đầu, bạn nên chọn những video về chủ đề bạn thích, quan tâm nhưng ít từ mới thôi; còn nếu audio thì chỉ nên chọn những audio ngắn một, hai phút thôi. Đến khi khả năng nhận diện phát âm, ngữ điệu tăng cao thì mới nghĩ tới chuyện luyện nghe bằng các dạng video khác dài hơn, thậm chí có thể hiểu những video stand-up comedy (hài độc thoại - dạng này Cá nghĩ coi vậy thôi chứ khá là khó vì nhiều yếu tố, Cá sẽ chia sẻ sau.) Còn nếu bạn muốn xem phim ngay từ bây giờ, nên chọn xem có phụ đề để hiểu dễ dàng hơn và theo kịp phim hơn.
Thứ hai là về chuyện nói. Muốn nói tốt thì phải nói nhiều? Cũng đúng. Nhưng mà nói với ai, nói về chuyện gì? Theo kinh nghiệm bản thân Cá, có bạn bè, anh chị em thì hãy cố gắng “tận dụng triệt để,” nhưng phải chắc chắn là họ cũng có trình độ tiếng Anh ngang ngang mình hoặc giỏi hơn. Còn nếu không có ai, hãy tự nói một mình. Ấy, bạn đừng giật mình hay tưởng Cá bị làm sao nha, ý Cá ở đây là tập phản ứng bằng cách suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh, có thể giữ trong đầu hoặc có thể nói ra miệng (dĩ nhiên là không có ai rồi). Đi ngoài đường thì tất nhiên đừng lầm bầm một mình bạn nha. Nhưng nếu khi ngồi trong quán cà phê hay nhà hàng chờ ai đó mà bạn muốn thực hành ngay, thì có thể cầm điện thoại lên hay cắm tai nghe vào rồi nói, người ta ít ra sẽ nghĩ bạn đang nói điện thoại. Còn nếu ở nhà, những lúc bạn nấu ăn chẳng hạn, bình thường bạn sẽ nói: Cái chảo để đâu rồi ta? Hay hũ gia vị đâu rồi? Hoặc là đói quá, ăn gì bây giờ? Thay vì nói tiếng Việt, hãy thử luyện phản ứng của mình bằng việc nói tiếng Anh đi. Tập dần dần từ những thứ đơn giản như vậy, đến khi bạn đối thoại thực sự với người nước ngoài, bạn sẽ có phản ứng nhanh hơn và tự nhiên hơn.
Nói chung, khi học nói tiếng Anh hay ngoại ngữ nói chung, bạn thực ra cũng giống như những đứa trẻ 1,2 tuổi tập nói vậy. Nói sai? Sửa lại cho đúng thôi. Một đứa trẻ nói ngọng cũng giống chúng ta khi bị phát âm sai? Điều này chấp nhận được, có thể sửa, và chắc chắn mọi người đều thông cảm cho bạn. Kiểu gì người ta cũng hiểu bạn nói gì mà, cho nên đừng sợ gì cả. Điều quan trọng nhất, nếu một đứa trẻ mất ít nhất 2,3 năm để có thể nói thạo hơn, thì bạn cũng sẽ cần thời gian tương tự như vậy để có thể nói tốt một thứ ngoại ngữ nào đó. Đừng vội vàng và hãy kiên trì, rèn luyện thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ có ngày đủ tự tin để giao tiếp với người nước ngoài.
Trong giới hạn một bài blog như thế này, dĩ nhiên Cá không thể nói chi tiết, cụ thể cho từng trường hợp được, nhưng Cá đã cố gắng đưa ra ý kiến một cách tổng quát nhất. Xung quanh chuyện học kỹ năng nghe, nói còn rất nhiều vấn đề, cho nên Cá sẽ để dành cho những bài tiếp theo. Nếu các bạn còn quan tâm về những vấn đề nào khác, hay có câu hỏi, thì đừng ngần ngại để lại comment dưới đây cho Cá hoặc email lại cho Cá ở địa chỉ voatiengvietblog@gmail.com. Cá sẽ từ từ trả lời các bạn. Nhớ nha các bạn, đừng sợ hỏi, như một số bạn độc giả kì trước có nói, không có câu hỏi ngớ ngẩn! Sự học là vô tận phải không các bạn. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!
Cá hỏi vậy cho có tính thời sự một chút thôi, chứ thực ra thì Cá cũng chưa bao giờ xem hết được tất cả các phim được đề cử trong một năm nào đấy cả. Một phần vì Cá ít xem phim nước ngoài một mình, mà nếu có xem thì hầu hết phải có bạn đi xem cùng. Còn một phần thì có lẽ do hầu hết những phim được đề cử Oscar đều có nội dung, tạm gọi là cao siêu đi, không phải xem một lần là đã hiểu hết hoàn toàn. Ý Cá ở đây là thậm chí đối với cả người Mỹ hay những người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, họ cũng chưa chắc cảm nhận được hết cái hay và ý nghĩa của phim, nói chi tới những người còn đang chật vật mò mẫm, cày cuốc tiếng Anh như chúng ta phải không các bạn.
Hôm trước có một số bạn email cho Cá hỏi Cá chia sẻ một số kinh nghiệm tự mình cải thiện khả năng nghe nói tiếng Anh. Nói thật là tiếng Anh của Cá chỉ tạm đủ dùng thôi, chứ chưa đạt tới trình độ 115, 120 Toefl IBT hay 2300, 2400 SAT đâu, cộng thêm việc Cá không có chuyên môn sư phạm chuyên nghiệp, cho nên tất cả những điều Cá chia sẻ hôm nay, phần lớn là dựa vào quan sát chủ quan của Cá và kinh nghiệm Cá rút ra được trong thời gian Cá học tiếng Anh và cả thời gian sống ở Mỹ.
Lúc còn đi học phổ thông, Cá nghĩ giống nhiều người rằng, ok muốn nghe giỏi thì phải nghe nhiều, muốn nói giỏi thì phải nói nhiều. Chuyện này không có sai. Chỉ là bây giờ nghĩ lại, Cá thấy hơi thiêu thiếu một cái gì đó.
Thứ nhất, khi mới bắt đầu, Cá thấy nghe thì phải nghe cái thứ mình quan tâm, cái thứ mình thích thì mới dễ dàng tập trung hơn. Giả sử bạn là một người ham vui, thích di chuyển như Cá, bây giờ bạn phải ngồi hàng tiếng đồng hồ nghe một bài giảng nào đó của giáo sư đại học trên Youtube về thuyết ABC của một nhà khoa học XYZ nào đó. Bạn có dám khẳng định là bạn chắc chắn sẽ không lơ đãng, mất tập trung trong suốt bài nghe? Cho dù các bài thi Toefl, Ielts có những phần kiểm tra nghe bao gồm các bài giảng thật, nhưng bạn đừng nên vội vàng nhảy luôn vào phần đó. Một hai phút đầu thì còn được, chứ đến phút thứ ba, thứ tư thì Cá nghĩ kiểu gì cũng có ‘diễn tiến’ mới. Nhất là khi các từ mới, lạ, xuất hiện liên tiếp, rồi có thể cách phát âm bình thường của bạn không giống với cách phát âm của người bản xứ, cho nên bạn không nhận ra từ đó. Riêng cái lúc bối rối vì một từ vựng nào đó là đã đủ khiến bạn mất tập trung rồi.
Vì thế, đầu tiên muốn giữ được sự tập trung khi nghe thì nên chọn một bài nghe, một video nói về chủ đề bạn thích, ngắn và đơn giản thôi, nhưng đủ để bạn làm quen với ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Ví dụ, nếu bạn thích nấu ăn, lên mạng tìm một video dạy nấu món gì đơn giản thôi, đơn giản như luộc trứng chẳng hạn. Mục đích chính của bạn tất nhiên không phải học cách luộc trứng thật, mà là nghe tiếng Anh chứ phải không? Hoặc là bạn thích thể thao đi, lên mạng tìm một clip nào đó hướng dẫn chọn mua dụng cụ thể thao? Tìm video với từ ngữ thông dụng trước, sau đó mới tiến tiếp tới những chủ đề yêu cầu từ vựng chuyên môn. Cá nghĩ như vậy sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều là bạn nhảy bổ ngay vào những đoạn nghe toàn từ chuyên môn.
Nhiều người nói, xem phim, nghe nhạc là một cách tốt để luyện nghe vì nó thú vị hơn. Điều này cũng không sai, vấn đề chỉ là nếu bạn mới bắt đầu, có vẻ như sẽ rất khó khăn. Phim diễn ra theo kịch bản của biên kịch, cảnh này có thể là một cuộc đối thoại tâm tình thủ thỉ của mẹ với con gái, cảnh sau có thể lại là một đoạn độc thoại của một nhân vật nào đó, cảnh tiếp nữa có khi là một đoạn cãi nhau um xùm của hai anh chàng nào đó v..v.. Nói chung, nội dung thay đổi liên tục như vậy, trong khi bạn vẫn còn đang tập làm quen với ngữ điệu, phát âm chuẩn của người nói thì khó mà hiểu được phim đang nói về chuyện gì. (Cá đang nói chung về các phim có lời thoại, không tính phim hành động hay phim câm đâu nha.)
Còn nghe nhạc nữa. Nếu bạn muốn luyện khả năng nghe hiểu thì đừng chọn nghe nhạc nha, nhất là nhạc Rock, chỉ nghe để thư giãn và biết cách phát âm thôi. Tóm lại, khởi đầu, bạn nên chọn những video về chủ đề bạn thích, quan tâm nhưng ít từ mới thôi; còn nếu audio thì chỉ nên chọn những audio ngắn một, hai phút thôi. Đến khi khả năng nhận diện phát âm, ngữ điệu tăng cao thì mới nghĩ tới chuyện luyện nghe bằng các dạng video khác dài hơn, thậm chí có thể hiểu những video stand-up comedy (hài độc thoại - dạng này Cá nghĩ coi vậy thôi chứ khá là khó vì nhiều yếu tố, Cá sẽ chia sẻ sau.) Còn nếu bạn muốn xem phim ngay từ bây giờ, nên chọn xem có phụ đề để hiểu dễ dàng hơn và theo kịp phim hơn.
Thứ hai là về chuyện nói. Muốn nói tốt thì phải nói nhiều? Cũng đúng. Nhưng mà nói với ai, nói về chuyện gì? Theo kinh nghiệm bản thân Cá, có bạn bè, anh chị em thì hãy cố gắng “tận dụng triệt để,” nhưng phải chắc chắn là họ cũng có trình độ tiếng Anh ngang ngang mình hoặc giỏi hơn. Còn nếu không có ai, hãy tự nói một mình. Ấy, bạn đừng giật mình hay tưởng Cá bị làm sao nha, ý Cá ở đây là tập phản ứng bằng cách suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh, có thể giữ trong đầu hoặc có thể nói ra miệng (dĩ nhiên là không có ai rồi). Đi ngoài đường thì tất nhiên đừng lầm bầm một mình bạn nha. Nhưng nếu khi ngồi trong quán cà phê hay nhà hàng chờ ai đó mà bạn muốn thực hành ngay, thì có thể cầm điện thoại lên hay cắm tai nghe vào rồi nói, người ta ít ra sẽ nghĩ bạn đang nói điện thoại. Còn nếu ở nhà, những lúc bạn nấu ăn chẳng hạn, bình thường bạn sẽ nói: Cái chảo để đâu rồi ta? Hay hũ gia vị đâu rồi? Hoặc là đói quá, ăn gì bây giờ? Thay vì nói tiếng Việt, hãy thử luyện phản ứng của mình bằng việc nói tiếng Anh đi. Tập dần dần từ những thứ đơn giản như vậy, đến khi bạn đối thoại thực sự với người nước ngoài, bạn sẽ có phản ứng nhanh hơn và tự nhiên hơn.
Nói chung, khi học nói tiếng Anh hay ngoại ngữ nói chung, bạn thực ra cũng giống như những đứa trẻ 1,2 tuổi tập nói vậy. Nói sai? Sửa lại cho đúng thôi. Một đứa trẻ nói ngọng cũng giống chúng ta khi bị phát âm sai? Điều này chấp nhận được, có thể sửa, và chắc chắn mọi người đều thông cảm cho bạn. Kiểu gì người ta cũng hiểu bạn nói gì mà, cho nên đừng sợ gì cả. Điều quan trọng nhất, nếu một đứa trẻ mất ít nhất 2,3 năm để có thể nói thạo hơn, thì bạn cũng sẽ cần thời gian tương tự như vậy để có thể nói tốt một thứ ngoại ngữ nào đó. Đừng vội vàng và hãy kiên trì, rèn luyện thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ có ngày đủ tự tin để giao tiếp với người nước ngoài.
Trong giới hạn một bài blog như thế này, dĩ nhiên Cá không thể nói chi tiết, cụ thể cho từng trường hợp được, nhưng Cá đã cố gắng đưa ra ý kiến một cách tổng quát nhất. Xung quanh chuyện học kỹ năng nghe, nói còn rất nhiều vấn đề, cho nên Cá sẽ để dành cho những bài tiếp theo. Nếu các bạn còn quan tâm về những vấn đề nào khác, hay có câu hỏi, thì đừng ngần ngại để lại comment dưới đây cho Cá hoặc email lại cho Cá ở địa chỉ voatiengvietblog@gmail.com. Cá sẽ từ từ trả lời các bạn. Nhớ nha các bạn, đừng sợ hỏi, như một số bạn độc giả kì trước có nói, không có câu hỏi ngớ ngẩn! Sự học là vô tận phải không các bạn. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!