Ngày 26 tháng 6 là ngày kỷ niệm lần thứ 25 Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn được ký kết.
Bà Brita Sydhoff, tổng thư ký Hội đồng Quốc tế Phục hồi Chức năng cho Nạn nhân bị Tra tấn, có trụ sở ở Copenhagen, phát biểu:
“Theo các công ước quốc tế, những người chịu tra tấn còn sống sót có quyền được phục hồi chức năng một cách toàn diện. Họ có quyền sử dụng những dịch vụ y tế. Thông thường họ cần được hỗ trợ tâm lý ở nhiều phương diện khác nhau. Đôi lúc họ cũng cần hỗ trợ về pháp lý để vận động đưa thủ phạm ra ánh sáng. Và họ cũng cần hỗ trợ để kiếm thêm thu nhập.”
Bà Sydhoff nói nhiều nơi trên thế giới đã đạt được tiến bộ chống lại việc tra tấn. Nhiều nước ở khu vực Mỹ Latin như Chile, Argentina, cũng như ở châu Âu đã giảm thiểu đáng kể tình trạng tra tấn.
Bản thân tổng thống Brazil Dilma Rousseff, một cựu phiến quân theo chủ nghĩa Marxist, cũng từng là nạn nhân tra tấn.
Mặc dù có nhiều tiến bộ, bà Sydhoff nói vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.
“Việc tra tấn vẫn rất phổ biến và còn tăng lên ở rất nhiều nước. Tôi cho là tra tấn đang gia tăng ở những nước thường hay xảy ra xung đột. Như ở Cộng hòa Dân chủ Congo chẳng hạn, nơi mà việc tra tấn được binh lính và lực lượng dân quân sử dụng như một thứ vũ khí.”
Tuy nhiên, bà Sydhoff nói bà tin rằng việc tra tấn cuối cùng rồi cũng sẽ chấm dứt. Bà nói:
“Chúng ta có thể chống lại việc tra tấn, ngăn cấm tra tấn, và tuyên bố rằng đó là một việc vô nhân đạo và đáng hổ thẹn đối với nhân loại nếu vẫn còn tiếp diễn. Tôi nghĩ chúng ta có thể bãi bỏ hẳn tra tấn. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của chính phủ và người dân cố gắng không làm tổn thương con người một cách không cần thiết, đặc biệt là không tra tấn.”
Hội đồng Quốc tế Phục hồi Chức năng cho Nạn nhân bị Tra tấn là một tổ chức tập hợp 150 trung tâm phục hồi chức năng ở 70 nước trên thế giới.
Bà Brita Sydhoff, tổng thư ký Hội đồng Quốc tế Phục hồi Chức năng cho Nạn nhân bị Tra tấn, có trụ sở ở Copenhagen, phát biểu:
“Theo các công ước quốc tế, những người chịu tra tấn còn sống sót có quyền được phục hồi chức năng một cách toàn diện. Họ có quyền sử dụng những dịch vụ y tế. Thông thường họ cần được hỗ trợ tâm lý ở nhiều phương diện khác nhau. Đôi lúc họ cũng cần hỗ trợ về pháp lý để vận động đưa thủ phạm ra ánh sáng. Và họ cũng cần hỗ trợ để kiếm thêm thu nhập.”
Bà Sydhoff nói nhiều nơi trên thế giới đã đạt được tiến bộ chống lại việc tra tấn. Nhiều nước ở khu vực Mỹ Latin như Chile, Argentina, cũng như ở châu Âu đã giảm thiểu đáng kể tình trạng tra tấn.
Bản thân tổng thống Brazil Dilma Rousseff, một cựu phiến quân theo chủ nghĩa Marxist, cũng từng là nạn nhân tra tấn.
Mặc dù có nhiều tiến bộ, bà Sydhoff nói vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.
“Việc tra tấn vẫn rất phổ biến và còn tăng lên ở rất nhiều nước. Tôi cho là tra tấn đang gia tăng ở những nước thường hay xảy ra xung đột. Như ở Cộng hòa Dân chủ Congo chẳng hạn, nơi mà việc tra tấn được binh lính và lực lượng dân quân sử dụng như một thứ vũ khí.”
Tuy nhiên, bà Sydhoff nói bà tin rằng việc tra tấn cuối cùng rồi cũng sẽ chấm dứt. Bà nói:
“Chúng ta có thể chống lại việc tra tấn, ngăn cấm tra tấn, và tuyên bố rằng đó là một việc vô nhân đạo và đáng hổ thẹn đối với nhân loại nếu vẫn còn tiếp diễn. Tôi nghĩ chúng ta có thể bãi bỏ hẳn tra tấn. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của chính phủ và người dân cố gắng không làm tổn thương con người một cách không cần thiết, đặc biệt là không tra tấn.”
Hội đồng Quốc tế Phục hồi Chức năng cho Nạn nhân bị Tra tấn là một tổ chức tập hợp 150 trung tâm phục hồi chức năng ở 70 nước trên thế giới.