Ở hải ngoại, nói đến những ngày cuối tuần, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những buổi đi chùa, đi nhà thờ, đi chợ và những cuộc họp mặt với anh em bạn bè để nhậu nhẹt, tán dóc hay hát karaoke. Có khi đơn giản và cũng quen thuộc hơn, đó là hình ảnh được nằm nướng trên giường vào sáng Thứ Bảy hay sáng Chủ Nhật.
Tuy nhiên, có một hình ảnh khác rất phổ biến ở hải ngoại, ít nhất là tại Úc và một số quốc gia khác mà tôi biết, vào những ngày cuối tuần mà chúng ta thường hay quên: hình ảnh các lớp tiếng Việt.
Có thể nói ngày cuối tuần là những ngày của tiếng Việt.
Để cho cụ thể, xin lấy trường hợp của thành phố Melbourne, nơi tôi đang sống, làm ví dụ.
Xin lưu ý, ở Melbourne, có hai hệ thống trường dạy tiếng Việt chính thức:
Thứ nhất là trường chính phủ (Victorian School of Languages, thường được gọi tắt là VSL), chuyên trách việc giảng dạy 42 thứ tiếng trên toàn tiểu bang, trong đó tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ thu hút đông đảo học sinh nhất (hiện nay có khoảng 4000 em đang học tại 9 trường tiểu học và 8 trường trung học rải rác khắp nơi).
Thứ hai là các trường sắc tộc (ethnic schools) chuyên trách việc giảng dạy 41 ngôn ngữ khác nhau. Riêng tiếng Việt, năm nay có đến 18 trường (mỗi trường có thể dạy ở nhiều trung tâm khác nhau) với 7,588 học sinh (đứng thứ nhì trong toàn bộ các trường ngôn ngữ sắc tộc tại Victoria, chỉ sau tiếng Hoa với 11,767 học sinh).
THỐNG KÊ CÁC TRƯỜNG SẮC TỘC TẠI VICTORIA NĂM 2011 | ||||||||
Ngôn ngữ |
Trường |
Học sinh |
Giáo viên |
|
Ngôn ngữ |
Trường |
Học sinh |
Giáo viên |
Albanian |
1 |
52 |
5 |
|
Oromo |
1 |
54 |
10 |
Arabic |
21 |
2,942 |
146 |
|
Persian |
1 |
93 |
9 |
Armenian |
2 |
151 |
17 |
|
Polish |
2 |
292 |
31 |
Assyrian |
2 |
241 |
10 |
|
Portuguese |
1 |
24 |
3 |
Bengali |
2 |
156 |
12 |
|
Punjabi |
1 |
104 |
8 |
Cambodian |
1 |
56 |
13 |
|
Romanian |
2 |
72 |
4 |
Chinese |
29 |
11,767 |
351 |
|
Russian |
6 |
559 |
36 |
Croatian |
2 |
93 |
6 |
|
Serbian |
3 |
209 |
8 |
Dinka |
1 |
51 |
4 |
|
Sinhala |
6 |
733 |
41 |
Filipino |
1 |
53 |
7 |
|
Slovak |
1 |
19 |
2 |
German |
3 |
192 |
16 |
|
Slovenian |
1 |
12 |
3 |
Greek |
40 |
6,599 |
136 |
|
Somali |
5 |
911 |
37 |
Hararian |
2 |
313 |
25 |
|
Spanish |
2 |
152 |
5 |
Hebrew |
1 |
136 |
23 |
|
Swedish |
1 |
99 |
6 |
Hindi |
1 |
17 |
2 |
|
Tamil |
2 |
365 |
30 |
Hungarian |
2 |
71 |
5 |
|
Thai |
2 |
74 |
15 |
Italian |
3 |
905 |
40 |
|
Tigrinya |
1 |
32 |
4 |
Japanese |
1 |
437 |
35 |
|
Turkish |
5 |
378 |
19 |
Korean |
2 |
179 |
15 |
|
Ukrainian |
1 |
160 |
23 |
Latvian |
1 |
54 |
17 |
|
Vietnamese |
18 |
7588 |
247 |
Maltese |
1 |
40 |
4 |
|
|
|
|
|
http://www.communitylanguages.org.au/
Như vậy, tổng cộng số học sinh Việt Nam đang học tiếng Việt ở cả hai hệ thống giáo dục ngôn ngữ tại Melbourne năm nay là khoảng gần 12 ngàn em, từ mẫu giáo đến lớp 12.
Đó không phải là con số nhỏ. Nhất là so với toàn bộ dân số người Việt tại địa phương (khoảng 70 ngàn). Tôi không biết toàn bộ trẻ em Việt Nam, từ khoảng 5-6 tuổi đến 18 tuổi, tại tiểu bang là bao nhiêu. Tôi chỉ ước chừng khoảng trên dưới 20 ngàn. Điều đó có nghĩa là số học sinh các lớp tiếng Việt chiếm khoảng một nửa hoặc trên một nửa tổng số trẻ em hiện đang học tiểu học và trung học tại tiểu bang.
Tuy số lượng học sinh học tiếng Việt đông thế nhưng không có “trường” tiếng Việt nào có được cơ sở vật chất riêng cả. Tất cả đều phải đi mượn hoặc đi mướn (Ồ, tiếng Việt hay quá, chỉ thay đổi một dấu, “mướn” - dấu sắc - và “mượn” - dấu nặng - trong khi nghĩa thì vẫn giống nhau, nhưng điều kiện lại thay đổi hoàn toàn: một bên phải trả tiền; một bên thì không!). Bình thường, từ ngày Thứ Hai đến Thứ Sáu, đó là trường Úc: từ thầy cô giáo đến học sinh đều nói tiếng Anh theo những chương trình giáo dục gọi là “chính mạch”. Diện mạo của những ngôi trường ấy vào ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật thì khác hẳn. Trước cổng trường toàn là phụ huynh Việt Nam đưa và đón. Ở sân trường chỉ thấy toàn học sinh Việt Nam. Thầy cô giáo cũng là người Việt Nam. Vào lớp học, mọi người đều nói tiếng Việt. Không khí không khác các trường ở Việt Nam bao nhiêu.
Mỗi lần có dịp đến thăm một trường như thế, tôi không thể nén được xúc động. Hầu như lúc nào cũng bâng khuâng nhớ lại những ngôi trường mình từng học hồi nhỏ. Có lẽ chỉ có một điểm khác duy nhất: ở đây không có tiếng trống.
Ở các phòng học được mượn hoặc mướn như thế, học xong, thầy trò loay hoay chùi bảng, dọn dẹp lại bàn ghế cho ngay ngắn, trả phòng học lại cho trường, để Thứ Hai, nó lại biến thành một ngôi trường Úc bình thường. Nhiều thầy cô giáo người Úc, đi dạy học cả mấy chục năm, mà không hề hay biết gì cả về sự hiện hữu của các lớp học vào cuối tuần như thế ngay trong trường của mình, thậm chí, ngay trong căn phòng mình đứng dạy liên tục từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Nhiều người Việt, đi ngang qua những ngôi trường ấy, nếu vô tình, chắc cũng không biết đó là một trung tâm dạy tiếng Việt.
Và cũng không biết ngày Thứ Bảy và Chủ nhật, ít nhất tại những nơi ấy, là ngày của Tiếng Việt.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.