NAIROBI —
Các công nhân dệt may và các chủ doanh nghiệp tại Kenya phàn nàn rằng việc nhập khẩu hàng rẻ tiền từ Trung Quốc và những hàng quần áo cũ từ các nước khác đang đe dọa tới ngành của họ và cướp đi số công ăn việc làm. Thông tín viên đài VOA, Mohammed Yusuf, tường thuật từ Nairobi.
Các chủ doanh nghiệp dệt may phàn nàn rằng những sản phẩm dệt may rẻ tiền từ Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực tới ngành của họ vốn đã phải vật lộn với giá năng lượng cao. Chủ nhân các xí nghiệp muốn chính phủ Kenya hạn chế số hàng nhập khẩu vào thị trường và đánh thuế những mặt hàng này.
Những hàng nhập khẩu này củng ảnh hưởng tới từng nhà buôn Kenya.
Tại trung tâm thủ đô Nairobi, một số người bán quần áo định quay sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nơi khác để mua hàng dệt may vì họ nói các khách hàng của họ phàn nàn về phẩm chất hàng dệt may Trung Quốc đang tràn ngập thị trường, khách hàng cũng không thích mẫu mã và mầu sắc kém đa dạng trong sản phẩm của Trung Quốc.
Ông Charles Maina, một người bán hàng Kenya, nói rằng trong những ngày này, ông mua hàng may mặc từ Thổ Nhĩ Kỳ vì khách hàng của ông phàn nàn về quần áo Trung Quốc.
“Điều tôi muốn chính phủ làm là nuôi dưỡng ngành công nghiệp Kenya hầu chúng ta có những mẫu mã do Kenya thiết kế để bán ngay trong nước, như vậy cũng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho những người trẻ, và sẽ tăng trưởng kinh tế cho Kenya.”
Ông Steven Mutoro, tổng thư ký Liên hiệp giới Tiêu thụ Kenya nói rằng không có gì sai trái với hàng giá rẻ từ Trung Quốc cả, nhưng ông nói có một vấn đề về phẩm chất.
“Chúng tôi có một vấn đề. Vấn đề này không liên quan tới giá cả. Vấn đề ở đây là giá cả phải đi kèm với phẩm chất để có thể thu hút người tiêu dùng. Nhưng hiện nay, hàng hóa từ phương đông, đặc biệt là từ Trung Quốc, đang tràn ngập thị trường; thứ nhất là vì chính phủ tham nhũng, thứ nhì là vì sự bất lực của Cơ quan Ðịnh chuẩn của Kenya.”
Theo Liên hiệp Công nghiệp Vải sợi Châu Phi, Kenya nhập khẩu hơn 30.000 công ten nơ quần áo mỗi năm.
Các nhà sản xuất quần áo Kenya đã yêu cầu chính phủ đánh thuế cao hơn đối các quần áo nhập khẩu và tạo ra một quỹ trợ cấp ngành bông vải.
Người đứng đầu Liên hiệp Vải Sợi và Công nghiệp dệt, ông Rajeev Arora, nói với đài VOA rằng chính phủ có trách nhiệm một phần vì đã không có chính sách tạo ra một môi trường kinh tế tốt để công nghiệp dệt may Kenya có thể cạnh tranh với Trung Quốc về giá quần áo.
“Chúng ta vẫn nói Trung Quốc là một nhà cạnh tranh, Trung Quốc là nước phá hoại thị trường, Trung Quốc là nước làm giá cả biến dang, chuyện đó là đúng. Nhưng chúng ta quên rằng chúng ta không có khả năng xây dựng sức cạnh tranh của chính chúng ta với Trung Quốc, cạnh tranh bằng cách nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm hay kỹ thuật của chúng ta, hay năng suất, cải tiến phương pháp kinh doanh để giảm chi phí và tăng phẩm chất.”
Theo ông Arora, chi phí năng lượng cao tại Kenya, chiếm hơn 20 phần trăm giá thành sản phẩm so với thị trường quốc tế, nơi mà giá năng lượng chỉ chiếm 12 phần trăm giá thành sản phẩm.
Ông Arora nói rằng muốn cho công nghiệp dệt tăng trưởng và đạt tới một tỉ đô la xuất khẩu trong năm năm sắp tới, chính phủ phải giảm chi phí năng lượng và chi phí điều hành doanh nghiệp.
“Dường như là ngành dệt may Kenya đang được ổn định, dân chúng nóng lòng phát triển và tăng trưởng, nhưng điều mà chúng ta cần là có một chính sách tốt, một môi trường thuận lợi để có một sự tăng trưởng chắc chắn. Nếu được như vậy, chúng ta nhất định sẽ khá vào năm 2015 hay năm 2020.”
Đối với những người bán hàng cá thể như ông Charles Maina, niềm hy vọng là chính phủ sẽ ủng hộ ngành dệt may của Kenya và tạo điều kiện dễ dàng hơn để sản xuất quần áo ngay tại Kenya, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có thêm người Kenya tìm được việc làm trong ngành dệt may.
Các chủ doanh nghiệp dệt may phàn nàn rằng những sản phẩm dệt may rẻ tiền từ Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực tới ngành của họ vốn đã phải vật lộn với giá năng lượng cao. Chủ nhân các xí nghiệp muốn chính phủ Kenya hạn chế số hàng nhập khẩu vào thị trường và đánh thuế những mặt hàng này.
Những hàng nhập khẩu này củng ảnh hưởng tới từng nhà buôn Kenya.
Tại trung tâm thủ đô Nairobi, một số người bán quần áo định quay sang Thổ Nhĩ Kỳ và các nơi khác để mua hàng dệt may vì họ nói các khách hàng của họ phàn nàn về phẩm chất hàng dệt may Trung Quốc đang tràn ngập thị trường, khách hàng cũng không thích mẫu mã và mầu sắc kém đa dạng trong sản phẩm của Trung Quốc.
Ông Charles Maina, một người bán hàng Kenya, nói rằng trong những ngày này, ông mua hàng may mặc từ Thổ Nhĩ Kỳ vì khách hàng của ông phàn nàn về quần áo Trung Quốc.
“Điều tôi muốn chính phủ làm là nuôi dưỡng ngành công nghiệp Kenya hầu chúng ta có những mẫu mã do Kenya thiết kế để bán ngay trong nước, như vậy cũng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho những người trẻ, và sẽ tăng trưởng kinh tế cho Kenya.”
Ông Steven Mutoro, tổng thư ký Liên hiệp giới Tiêu thụ Kenya nói rằng không có gì sai trái với hàng giá rẻ từ Trung Quốc cả, nhưng ông nói có một vấn đề về phẩm chất.
“Chúng tôi có một vấn đề. Vấn đề này không liên quan tới giá cả. Vấn đề ở đây là giá cả phải đi kèm với phẩm chất để có thể thu hút người tiêu dùng. Nhưng hiện nay, hàng hóa từ phương đông, đặc biệt là từ Trung Quốc, đang tràn ngập thị trường; thứ nhất là vì chính phủ tham nhũng, thứ nhì là vì sự bất lực của Cơ quan Ðịnh chuẩn của Kenya.”
Theo Liên hiệp Công nghiệp Vải sợi Châu Phi, Kenya nhập khẩu hơn 30.000 công ten nơ quần áo mỗi năm.
Các nhà sản xuất quần áo Kenya đã yêu cầu chính phủ đánh thuế cao hơn đối các quần áo nhập khẩu và tạo ra một quỹ trợ cấp ngành bông vải.
Người đứng đầu Liên hiệp Vải Sợi và Công nghiệp dệt, ông Rajeev Arora, nói với đài VOA rằng chính phủ có trách nhiệm một phần vì đã không có chính sách tạo ra một môi trường kinh tế tốt để công nghiệp dệt may Kenya có thể cạnh tranh với Trung Quốc về giá quần áo.
“Chúng ta vẫn nói Trung Quốc là một nhà cạnh tranh, Trung Quốc là nước phá hoại thị trường, Trung Quốc là nước làm giá cả biến dang, chuyện đó là đúng. Nhưng chúng ta quên rằng chúng ta không có khả năng xây dựng sức cạnh tranh của chính chúng ta với Trung Quốc, cạnh tranh bằng cách nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm hay kỹ thuật của chúng ta, hay năng suất, cải tiến phương pháp kinh doanh để giảm chi phí và tăng phẩm chất.”
Theo ông Arora, chi phí năng lượng cao tại Kenya, chiếm hơn 20 phần trăm giá thành sản phẩm so với thị trường quốc tế, nơi mà giá năng lượng chỉ chiếm 12 phần trăm giá thành sản phẩm.
Ông Arora nói rằng muốn cho công nghiệp dệt tăng trưởng và đạt tới một tỉ đô la xuất khẩu trong năm năm sắp tới, chính phủ phải giảm chi phí năng lượng và chi phí điều hành doanh nghiệp.
“Dường như là ngành dệt may Kenya đang được ổn định, dân chúng nóng lòng phát triển và tăng trưởng, nhưng điều mà chúng ta cần là có một chính sách tốt, một môi trường thuận lợi để có một sự tăng trưởng chắc chắn. Nếu được như vậy, chúng ta nhất định sẽ khá vào năm 2015 hay năm 2020.”
Đối với những người bán hàng cá thể như ông Charles Maina, niềm hy vọng là chính phủ sẽ ủng hộ ngành dệt may của Kenya và tạo điều kiện dễ dàng hơn để sản xuất quần áo ngay tại Kenya, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có thêm người Kenya tìm được việc làm trong ngành dệt may.