Ngân hàng Thế giới nói các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần phải ưu tiên cải cách cơ cấu để mở rộng tiềm năng kinh tế của mình, trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái ở các nước đang phát triển.
Bà Sri Mulyani Indrawati, giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới, đã cho biết như vậy trong cuộc họp của tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trên đảo Bali của Indonesia hôm 20/9.
Theo bà, muốn duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, các nước đang phát triển cần phải tăng cường nỗ lực để giảm những suy thoái tiềm tàng qua việc cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, tăng nguồn nhân lực và thúc đẩy năng suất cao hơn.
Bà Mulyani nói thêm, đến nay cuộc họp của APEC đã xác định đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được giải quyết.
"Ở các nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư ước tính trong khoảng từ 1.000 đến 1.500 tỉ đô la mỗi năm," bà nói.
Bà Mulyani cho biết Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu thiết lập Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, xem đó là một phương tiện để nâng cao nguồn lực từ cả phía chính phủ và tư nhân.
Bà Mulyani cũng nhấn mạnh rằng động thái mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ-trì hoãn việc thu hẹp nới lỏng định lượng-sẽ tạo nên tác động tích cực trong ngắn hạn cho các nước phát triển và đang phát triển.
Bà nói bây giờ là lúc để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt cơ hội, giải quyết những điểm yếu trong nước, và giảm bớt lệ thuộc vào sự tài trợ từ bên ngoài.
Bà Sri Mulyani Indrawati, giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới, đã cho biết như vậy trong cuộc họp của tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trên đảo Bali của Indonesia hôm 20/9.
Theo bà, muốn duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, các nước đang phát triển cần phải tăng cường nỗ lực để giảm những suy thoái tiềm tàng qua việc cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, tăng nguồn nhân lực và thúc đẩy năng suất cao hơn.
Bà Mulyani nói thêm, đến nay cuộc họp của APEC đã xác định đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được giải quyết.
"Ở các nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư ước tính trong khoảng từ 1.000 đến 1.500 tỉ đô la mỗi năm," bà nói.
Bà Mulyani cho biết Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu thiết lập Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, xem đó là một phương tiện để nâng cao nguồn lực từ cả phía chính phủ và tư nhân.
Bà Mulyani cũng nhấn mạnh rằng động thái mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ-trì hoãn việc thu hẹp nới lỏng định lượng-sẽ tạo nên tác động tích cực trong ngắn hạn cho các nước phát triển và đang phát triển.
Bà nói bây giờ là lúc để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt cơ hội, giải quyết những điểm yếu trong nước, và giảm bớt lệ thuộc vào sự tài trợ từ bên ngoài.