Đường dẫn truy cập

Ông Olaf Scholz.
Ông Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine

15:28 13.4.2022

Nga đang thu hẹp vòng vây ở Mariupol

Quân đội Nga đặt mục tiêu kiểm soát thành phố cảng Mariupol trong cuộc tấn công lớn trên khắp miền đông Ukraine trong khi các lực lượng phòng thủ đang cố gắng trong tuyệt vọng để cố thủ.

“Có thể trong tương lai quân thù sẽ cố gắng kiểm soát thành phố Mariupol, chiếm Popasna và phát động cuộc tấn công theo hướng Kurakhove để tiến đến biên giới hành chính của khu vực Donetsk,” Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trên Facebook.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội họ đã đập tan một nỗ lực phá vòng vây bằng ‘các cuộc không kích và pháo kích’ tại một nhà máy ở một quận phía bắc của thành phố.

Nhưng quân đội Ukraine nhấn mạnh rằng ‘việc phòng thủ Mariupol vẫn tiếp tục’.

“Mối liên hệ với các đơn vị của lực lượng phòng vệ anh hùng giữ gìn thành phố là ổn định và vẫn được duy trì,” Lực lượng Lục quân Ukraine viết trên Telegram.

(AFP)

15:12 13.4.2022

Tổng thống 4 nước đông Âu sắp thăm Kyiv để bày tỏ sự ủng hộ

Tổng thống 4 nước Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia đang trên đường đến Kviv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, cố vấn của nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết hôm 13/4.

Bốn nhà lãnh đạo này hòa cùng ngày càng nhiều các chính trị gia châu Âu đến thăm thủ đô Ukraine kể từ khi quân Nga bị đẩy ra khỏi miền bắc Ukraine hồi đầu tháng này.

“Lên đường tới Kyiv với thông điệp mạnh mẽ về hỗ trợ chính trị và hỗ trợ quân sự,” Tổng thống Litva Gitanas Nauseda viết trên Twitter hôm 13/4, cùng với bức ảnh cho thấy các tổng thống đứng bên cạnh một chuyến tàu.

Chuyến thăm ‘mang tính biểu tượng’ sẽ bao gồm các cuộc đàm phán về các chi tiết hỗ trợ, ông Pawel Szrot, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói với đài truyền hình tư nhân Polsat News.

(Reuters)

15:02 13.4.2022

Nền kinh tế Nga sẽ ‘suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1994’

Nền kinh tế Nga đang trên đà suy giảm hơn 10% vào năm 2022, mức giảm tổng sản phẩm quốc nội nhiều nhất kể từ những năm sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cho biết hôm 12/4.

Nga đang phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và dòng vốn tháo chạy trong khi vật lộn với khả năng vỡ nợ sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp nghiêm khắc để trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin.

Các bộ kinh tế và tài chính của Nga hiện đang làm việc về các dự báo mới, hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời ông Kudrin, nưgời hiện là lãnh đạo Phòng kiểm toán, cho biết.

“Dự báo chính thức sẽ là giảm hơn 10%”, ông Kudrin, vốn từng là bộ trưởng tài chính của Putin từ năm 2000 đến 2011, cho biết.

Các dự báo trước đây của chính phủ Nga dự kiến tăng trưởng GDP trong năm nay là 3% sau khi đã tăng trưởng 4,7% vào năm 2021.

Một nguồn tin thân cận với chính phủ Nga giấu tên nói với Reuters rằng Bộ Kinh tế dự kiến GDP sẽ giảm từ 10% đến 15% trong năm nay.

Sụt giảm 10% sẽ là mức giảm GDP lớn nhất trong kể từ năm 1994, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Ngân hàng Thế giới trong tháng này dự báo GDP của Nga sẽ giảm 11,2% trong năm nay.

(Reuters)

14:57 13.4.2022

Airbus kêu gọi các lãnh đạo châu Âu tránh trừng phạt titan của Nga

Hãng chế tạo máy bay Airbus hôm 12/4 kêu gọi châu Âu không chặn nhập khẩu titan từ Nga, nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với kim loại chiến lược này sẽ gây thiệt hại cho ngành hàng không vũ trụ trong khi hầu như không làm tổn thương nền kinh tế Nga.

Mở rộng hành động trừng phạt đến titan, vốn được sử dụng trong máy bay và động cơ phản lực, sẽ ‘không phù hợp’, Giám đốc điều hành Airbus, ông Guillaume Faury, cho biết tại một cuộc họp cổ đông thường niên.

Nga là nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới. Titan là kim loại chiến lược được đánh giá cao về độ rắn chắc tính trên trọng lượng.

EU cho đến nay đã tránh trừng phạt các mặt hàng khác của Nga ngoài thép và than đá, và titan vẫn được miễn trừ khỏi các hạn chế giao thương với Nga.

“Airbus đang áp dụng và sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt đầy đủ”, phát ngôn viên của Airbus cho biết.

“Các biện pháp trừng phạt nhằm vào titan Nga sẽ không gây tổn hại cho Nga, bởi vì nó chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu xuất khẩu của Nga. Nhưng nó sẽ gây thiệt hại lớn cho toàn bộ ngành công nghiệp hàng không vũ trụ trên khắp châu Âu”, phát ngôn nhân nói thêm.

Airbus đang đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn cung cấp ngoài Nga trong dài hạn, trong khi nhu cầu của họ được bảo đảm trong ngắn và trung hạn, ông Faury nói.

Airbus cho biết họ lệ thuộc một nửa nhu cầu titan vào Nga, trong khi hãng VSMPO-AVISMA được nhà nước Nga hậu thuẫn đáp ứng 1/3 nhu cầu của Boeing theo một thỏa thuận được gia hạn vào tháng 11 năm ngoái. Hồi tháng trước, Boeing cho biết họ đã ngừng mua titan của Nga.

Các quan chức hàng không vũ trụ cho biết Airbus một phần lo ngại về sự phụ thuộc vào Nga ở các nhà cung cấp cho họ như hãng Safran của Pháp, vốn sử dụng titan để sản xuất các bộ phận động cơ phản lực và thiết bị hạ cánh.

Safran hồi tháng 2 nói rằng họ có dự trữ trong vài tháng và phụ thuộc vào Nga ít hơn một nửa nhu cầu.

(Reuters)

Tải thêm

XS
SM
MD
LG