Đường dẫn truy cập

Ông Olaf Scholz.
Ông Olaf Scholz.

Thủ tướng Đức bày tỏ tình đoàn kết với Ukraine

10:52 8.4.2022
Một chung cư bị hư hại nặng nề sau cuộc tấn công của Nga ở trung tâm Borodyanka, Ukraine, thứ Tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022.
Một chung cư bị hư hại nặng nề sau cuộc tấn công của Nga ở trung tâm Borodyanka, Ukraine, thứ Tư, ngày 6 tháng 4 năm 2022.

10:51 8.4.2022

Zelenskyy: ‘Tình hình ở Borodyanka khủng khiếp hơn nhiều ở Bucha’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 7/4 nói rằng tình hình ở thị trấn Borodyanka ‘khủng khiếp hơn nhiều’ so với thị trấn Bucha gần đó, nơi bị nghi ngờ thực hiện các vụ thảm sát thường dân.

“Công việc dọn dẹp đống đổ nát ở Borodyanka đã bắt đầu... Tình hình ở đó đáng sợ hơn nhiều. Thậm chí nạn nhân của những kẻ chiếm đóng Nga còn nhiều hơn,” ông Zelenskiy nói trong một video đăng trên Telegram.

Thị trấn Borodyanka nằm cách Bucha khoảng 25 km.

Ông Zelenskyy không đưa ra thêm chi tiết hoặc bằng chứng nào cho thấy Nga gây ra cái chết của thường dân trong thị trấn.

(Reuters)

10:27 8.4.2022
Đại sứ Nga Vassily Nebenzia, bên trái, trao đổi với Đại sứ Trung Quốc Trương Quân bên lề một cuộc họp của Hội đồng Bảo an về tình hình Ukraine
Đại sứ Nga Vassily Nebenzia, bên trái, trao đổi với Đại sứ Trung Quốc Trương Quân bên lề một cuộc họp của Hội đồng Bảo an về tình hình Ukraine

10:24 8.4.2022

Sau khi bị đẩy ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, Nga xin rút

Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Gennady Kuzmin gọi động thái này là ‘bước đi bất hợp pháp và có động cơ chính trị’ và sau đó tuyên bố Nga quyết định rời Hội đồng Nhân quyền luôn.

“Anh không thể nộp đơn từ chức sau khi bị đuổi,” Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya nói với các phóng viên.

Nhiệm kỳ ba năm của Nga tại Hội đồng Nhân quyền đã đi qua năm thứ hai. Theo nghị quyết được thông qua hôm 7/4, Đại hội đồng sau này có thể đồng ý khôi phục lại tư cách thành viên cho Nga. Nhưng điều đó giờ đây không thể xảy nữa vì Nga đã ra khỏi hội đồng.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Liên Hợp Quốc ‘đã gửi thông điệp rõ ràng rằng nỗi thống khổ của các nạn nhân và những người sống sót sẽ không bị làm ngơ’.

“Chúng tôi đảm bảo rằng một kẻ vi phạm nhân quyền dai dẳng và trầm trọng sẽ không được phép có vị trí lãnh đạo về nhân quyền tại Liên Hợp Quốc,” bà Thomas-Greenfield nói trong bài phát biểu được gửi đến Đại hội đồng vào cuối ngày 7/4.

Sau hai lần bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu trước đó của Đại hội đồng, đồng minh của Nga là Trung Quốc đã bỏ phiếu chống nghị quyết này.

“Một động thái vội vàng như vậy tại Đại hội đồng, vốn buộc các nước phải chọn phe, sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa các nước thành viên và khiến đối đầu gia tăng giữa các bên liên quan – nó giống như đổ thêm dầu vào lửa,” Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân phát biểu trước cuộc biểu quyết.

(Reuters)

Tải thêm

XS
SM
MD
LG