MOSCOW —
“Trở về với Liên bang Xô Viết” đã là cụm từ được dùng nhiều để chỉ một nước Nga táo bạo dưới quyền của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Crimea.
Giáo sư sử học Andrei Zubov đã bị cất chức khỏi Viện Quốc Gia Moscow về Quan hệ Ngoại giao vì một bài viết được đăng trên một nhật báo so sánh hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ukraine với liên hiệp chính trị Áo-Đức đạt được qua việc sáp nhập của Adolf Hitler năm 1938. Ông không cho biết lý do tại sao lại viết bài báo đó:
Ông Zubov nói rằng ông muốn thấy nước Nga sẽ tiến xa như thế nào từ thời kỳ Xô Viết. Ông viết bài báo vừa kể như một thông điệp và một thí nghiệm.
Việc cất chức ông Zubov và sự đàn áp các báo độc lập, TV Rain và Lenta.ru, cho thấy tình trạng kiểm soát chặt chẽ bất đồng chính kiến, gợi nhớ lại thời kỳ Xô Viết.
Nhưng theo Masha Lipman của Trung tâm Carnegie thì có những khác biệt quan trọng với nước Nga thời hiện đại, đặc biệt là sự thiếu ý thức hệ. Ông nói:
“Người xã hội chủ nghĩa, hay cộng sản chủ nghĩa dù muốn gọi thế nào cũng được. Có một khuôn mẫu rõ ràng những ý tưởng trong thời kỳ Xô Viết, một công thức các nguyên lý hoàn toàn khác biệt với các nguyên lý của Phương Tây.”
Tuy nhiên phương Tây vẫn là địch thủ chủ yếu. Quốc hội Nga đang thúc đẩy các dự luật hình sự để bắt buộc tiết lộ việc mang hai quốc tịch.
Ông Putin đưa ra một số ý kiến rằng người Nga có quyền biết ai sống ở nước họ và làm gì. Và những người mang hai quốc tịch cần phải theo dõi.
Ông Zubov có một giải thích đơn giản về sự tin cậy của chính phủ đối với mô hình cũ. Ông nói rằng các thế hệ trung niên và cao niên thường hay nghĩ theo kiểu Xô Viết và chưa quen với các ý kiến mới.
Dự luật về quốc tịch chủ yếu nhắm vào người Ukraine và người Nga mang hai quốc tịch, nhưng ông Lipman thuộc Trung tâm Carnegie còn thấy đây là sự chuyển hướng khỏi bản chất Xô Viết quốc tế. Ông nói:
“Những diễn biến ở Crimea đang đẩy ông Putin và người Nga nói chung đến chỗ càng ngày càng giống như người theo chủ thuyết “dân tộc” cho rằng công dân sinh ra tại địa phương trội hơn người nhập cư.”
Một hành động tiến tới chính sách quốc gia sắc tộc có thể nguy hiểm cho một nước Nga cũng đa dạng như thời kỳ thế hệ trước. Trong khi đó các phương pháp cổ vẫn còn sẵn sàng cho các ý kiến mới phát triển.
Giáo sư sử học Andrei Zubov đã bị cất chức khỏi Viện Quốc Gia Moscow về Quan hệ Ngoại giao vì một bài viết được đăng trên một nhật báo so sánh hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ukraine với liên hiệp chính trị Áo-Đức đạt được qua việc sáp nhập của Adolf Hitler năm 1938. Ông không cho biết lý do tại sao lại viết bài báo đó:
Ông Zubov nói rằng ông muốn thấy nước Nga sẽ tiến xa như thế nào từ thời kỳ Xô Viết. Ông viết bài báo vừa kể như một thông điệp và một thí nghiệm.
Việc cất chức ông Zubov và sự đàn áp các báo độc lập, TV Rain và Lenta.ru, cho thấy tình trạng kiểm soát chặt chẽ bất đồng chính kiến, gợi nhớ lại thời kỳ Xô Viết.
Nhưng theo Masha Lipman của Trung tâm Carnegie thì có những khác biệt quan trọng với nước Nga thời hiện đại, đặc biệt là sự thiếu ý thức hệ. Ông nói:
“Người xã hội chủ nghĩa, hay cộng sản chủ nghĩa dù muốn gọi thế nào cũng được. Có một khuôn mẫu rõ ràng những ý tưởng trong thời kỳ Xô Viết, một công thức các nguyên lý hoàn toàn khác biệt với các nguyên lý của Phương Tây.”
Tuy nhiên phương Tây vẫn là địch thủ chủ yếu. Quốc hội Nga đang thúc đẩy các dự luật hình sự để bắt buộc tiết lộ việc mang hai quốc tịch.
Ông Putin đưa ra một số ý kiến rằng người Nga có quyền biết ai sống ở nước họ và làm gì. Và những người mang hai quốc tịch cần phải theo dõi.
Ông Zubov có một giải thích đơn giản về sự tin cậy của chính phủ đối với mô hình cũ. Ông nói rằng các thế hệ trung niên và cao niên thường hay nghĩ theo kiểu Xô Viết và chưa quen với các ý kiến mới.
Dự luật về quốc tịch chủ yếu nhắm vào người Ukraine và người Nga mang hai quốc tịch, nhưng ông Lipman thuộc Trung tâm Carnegie còn thấy đây là sự chuyển hướng khỏi bản chất Xô Viết quốc tế. Ông nói:
“Những diễn biến ở Crimea đang đẩy ông Putin và người Nga nói chung đến chỗ càng ngày càng giống như người theo chủ thuyết “dân tộc” cho rằng công dân sinh ra tại địa phương trội hơn người nhập cư.”
Một hành động tiến tới chính sách quốc gia sắc tộc có thể nguy hiểm cho một nước Nga cũng đa dạng như thời kỳ thế hệ trước. Trong khi đó các phương pháp cổ vẫn còn sẵn sàng cho các ý kiến mới phát triển.