Liên hiệp châu Âu tìm cách trấn an Nga rằng một hiệp định thương mại giữa châu Âu và Ukraina sẽ không gây thiệt hại cho Moscow. Các vị ngoại trưởng của hai bên đã nói chuyện tại Brussels, giữa những bất đồng của châu Âu về cách thức tiến tới. Từ Paris, thông tín viên VOA Lisa Bryant gửi về bài tường thuật sau đây.
Phát biểu với các phóng viên sau một cuộc họp vào bữa ăn trưa giữa các ngoại trưởng của Liên Hiệp châu Âu và Nga ở Brussels, trưởng ban đối ngoại Liên hiệp là bà Catherine Ashton tuyên bố những mối lo ngại của Nga về một hiệp định thương mại giữa châu Âu và Ukraina là vô căn cứ.
“Ðiều chúng tôi vẫn nói với đối tác Nga của chúng ta là không cần phải hoạt động trong một bầu không khí đầy áp lực. Ðiều chúng ta nên làm là bảo đảm rằng cả hai nước có quyền tự do lựa chọn về những hiệp định mà họ đạt được. Nhưng cũng thừa nhận rằng trong một thế giới của các hiệp định thương mại tự do, và trong khuôn khổ WTO, thì việc các nước có các hiệp định với nhiều nước là chuyện rất bình thường.”
Các cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra bên lề một cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao của EU. Các cuộc đàm phán tiếp theo những cuộc biểu tình ồ ạt ở Ukraina sau khi tổng thống nước này, ông Viktor Yanukovych rút lại không ký một thỏa thuận thương mại đã được hoạch định từ lâu với EU dưới áp lực của Moscow. Ông Yanukovych lên đường đi Moscow hôm nay để thảo luận một lộ đồ cho các quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với Nga.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp ở Brussels, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tìm cách che giấu những bất đồng với châu Âu.
“Chúng tôi đồng ý rằng tất cả mọi người đều phải tôn trọng chủ quyền của bất cứ nước nào, kể cả Ukraina, và mọi người nên để cho dân chúng tự do lựa chọn cách thức họ muốn phát triển đất nước mình.”
Cũng có sự bất đồng giữa các thành viên của EU về cách thức xử lý vấn đề với Kyiv. Trưởng ban phụ trách bành trướng EU ông Stefan Fuele đã nhắn trên Twitter hôm chủ nhật rằng các cuộc đàm phán thương mại với Kyiv đang tạm ngưng. Sự kiện này đã bị Hà Lan chỉ trích. Các thành viên EU nói cánh cửa luôn mở rộng.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Thụy Ðiển Carl Bildt bày tỏ sự bất bình của EU về chính sách dường như không nhất quán của ông Yanukovych, theo đó dường như ông đã tiến gần hơn và rồi lại tự lánh xa một thỏa thuận thương mại.
“Ðàm phán đòi hỏi một chính sách...và có hiện tượng nói đi nói lại từ phía Tổng thống Yanukovych. Ông ấy phái một trong các vị phó thủ tướng đến Brussels để không tuyên bố gì cả và rồi ông lại nói một cách khác ở Kyiv.”
Dù sao, theo ông Bildt, nếu Kyiv gửi đi một thông điệp rõ ràng tán đồng một hiệp định thương mại, thì EU cũng sẵn sàng ký hiệp định đó.
Hình ảnh biểu tình chống chính phủ tại Ukraina
Phát biểu với các phóng viên sau một cuộc họp vào bữa ăn trưa giữa các ngoại trưởng của Liên Hiệp châu Âu và Nga ở Brussels, trưởng ban đối ngoại Liên hiệp là bà Catherine Ashton tuyên bố những mối lo ngại của Nga về một hiệp định thương mại giữa châu Âu và Ukraina là vô căn cứ.
“Ðiều chúng tôi vẫn nói với đối tác Nga của chúng ta là không cần phải hoạt động trong một bầu không khí đầy áp lực. Ðiều chúng ta nên làm là bảo đảm rằng cả hai nước có quyền tự do lựa chọn về những hiệp định mà họ đạt được. Nhưng cũng thừa nhận rằng trong một thế giới của các hiệp định thương mại tự do, và trong khuôn khổ WTO, thì việc các nước có các hiệp định với nhiều nước là chuyện rất bình thường.”
Các cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra bên lề một cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao của EU. Các cuộc đàm phán tiếp theo những cuộc biểu tình ồ ạt ở Ukraina sau khi tổng thống nước này, ông Viktor Yanukovych rút lại không ký một thỏa thuận thương mại đã được hoạch định từ lâu với EU dưới áp lực của Moscow. Ông Yanukovych lên đường đi Moscow hôm nay để thảo luận một lộ đồ cho các quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với Nga.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp ở Brussels, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tìm cách che giấu những bất đồng với châu Âu.
“Chúng tôi đồng ý rằng tất cả mọi người đều phải tôn trọng chủ quyền của bất cứ nước nào, kể cả Ukraina, và mọi người nên để cho dân chúng tự do lựa chọn cách thức họ muốn phát triển đất nước mình.”
Cũng có sự bất đồng giữa các thành viên của EU về cách thức xử lý vấn đề với Kyiv. Trưởng ban phụ trách bành trướng EU ông Stefan Fuele đã nhắn trên Twitter hôm chủ nhật rằng các cuộc đàm phán thương mại với Kyiv đang tạm ngưng. Sự kiện này đã bị Hà Lan chỉ trích. Các thành viên EU nói cánh cửa luôn mở rộng.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Thụy Ðiển Carl Bildt bày tỏ sự bất bình của EU về chính sách dường như không nhất quán của ông Yanukovych, theo đó dường như ông đã tiến gần hơn và rồi lại tự lánh xa một thỏa thuận thương mại.
“Ðàm phán đòi hỏi một chính sách...và có hiện tượng nói đi nói lại từ phía Tổng thống Yanukovych. Ông ấy phái một trong các vị phó thủ tướng đến Brussels để không tuyên bố gì cả và rồi ông lại nói một cách khác ở Kyiv.”
Dù sao, theo ông Bildt, nếu Kyiv gửi đi một thông điệp rõ ràng tán đồng một hiệp định thương mại, thì EU cũng sẵn sàng ký hiệp định đó.
Hình ảnh biểu tình chống chính phủ tại Ukraina