Có những quan ngại trong cộng đồng quốc tế là những nỗ lực để chấm dứt bạo động tại Syria đang thất bại và tình trạng này có thể biến thành một cuộc nội chiến toàn diện, với những hậu quả trên toàn vùng.
Kế hoạch hòa bình của cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Koffi Annan nhằm chấm dứt 15 tháng đổ máu không tạo ra được sức đẩy nào. Kế hoạch này kêu gọi rút vũ khí nặng ra khỏi các khu vực thành thị, ngưng bắn, và thương thuyết giữa chính phủ Syria và đối lập.
Các chuyên gia nói vì có những mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quân sự với Syria, Nga có thể là một quốc gia chính trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Nga - và trước đó là Liên bang Sô viết-trong nhiều thập niên đã viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ Syria, gồm có những máy bay chiến đấu MiG và hệ thống phòng không tiên tiến.
Moscow cũng duy trì một cơ sở hải quân thời Sô viết tại cảng Tartus trong vùng biển Địa Trung Hải của Syria và có kế hoạch hiện đại hóa căn cứ này để có thể tiếp nhận những tàu chiến lớn kể cả tàu sân bay.
Các chuyên gia nói mối quan hệ chặt chẽ của điện Kremlin với Damacus đã làm tăng thêm phản ứng của Nga đối với cuộc khủng hoảng Syria.
Trong lúc những cuộc giao tranh tiếp diễn tại nước này, Nga chống lại những nỗ lực của phương Tây trong việc lên án Tổng thống Bashar al-Assad.
Nga đã cùng với Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi Tổng thống Syria từ chức. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gọi việc bỏ phiếu phủ quyết này là “một trò đùa.”
Giáo sư danh dự Stephen Cohen thuộc trường đại học Princeton và trường đại học New York nói Moscow sử dụng quyền phủ quyết lần này vì Nga cảm thấy bị phản bội khi bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Libya vào tháng Ba năm ngoái.
Giáo sư Cohen nói: “Nga được báo cho biết là lực lượng quân sự sẽ không được sử dụng, chỉ để thi hành một vùng cấm bay trên không phận của ông Moammar Gadhafi. Khi NATO với sự dẫn đạo của Hoa Kỳ phát động chiến tranh chống lại ông Gadhafi tại Libya, Moscow xem việc này như là không tôn trọng lời hứa.”
Ông Cohen cho biết Moscow nói lên quyết tâm sẽ không tin tưởng vào lời nói của Washington liên quan đến việc sử dụng vũ lực nữa. Ông nói:
“Do đó khi vấn đề chống lại chính phủ Syria được nêu lên tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới đây thì Nga phủ quyết và điều này không có gì ngạc nhiên. Người Nga vẫn còn nhớ đến trường hợp Libya.”
Ông Robert Legvold thuộc trường đại học Columbia cho rằng hành động của Nga tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có những hậu quả tiêu cực. Ông nói:
“Lập trường của Nga về vấn đề Syria, cũng như lập trường của Trung Quốc đã làm tổn hại nặng nề trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và các nước Liên hiệp châu Âu. Việc này cũng làm tổn thương và làm cho chính quyền Obama bất bình.”
Dù phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga vẫn ủng hộ kế hoạch hòa bình của ông Kofi Annan. Và các chuyên gia nói Nga đã nỗ lực đóng vai trò hòa giải trong cuộc tranh chấp, tiếp các giới chức chính phủ Syria tại Moscow và tiếp riêng rẽ các thành viên đối lập.
Ông John Parker thuộc Trường đại học Quốc phòng nói Moscow có thể tạo áp lực đối với Syria nhưng theo quan điểm riêng của ông thì “việc này cho đến nay đường như không thành công cho lắm. Nếu thực sự làm áp lực đối với người Nga thì họ nghĩ rằng cuối cùng ông Bashar al-Assad sẽ bị lật đổ. Tuy nhiên Nga muốn tiến trình này chậm lại và giữ cho nó khỏi biến thành bạo động vì tình hình có khả năng trở thành bạo động."
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin nói, “Tình hình Syria có khả năng ảnh hưởng rất trầm trọng không những đối với Syria theo một chiều hướng rất xấu, nhưng cả toàn vùng nữa.”
Ông nói tình hình vùng này “rất mong manh, từ Libya đến Iran. Do đó không những chỉ có viễn ảnh xẩy ra những diễn biến tệ hại tại Syria không thôi, mà còn đối với toàn vùng tại đây.”
Ông Churkin nói thêm Nga không hài lòng với tình hình hiện nay, và nói Moscow sẽ sử dụng mọi cơ hội và phương cách thông tin để nỗ lực cải thiện tình trạng này.
Kế hoạch hòa bình của cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Koffi Annan nhằm chấm dứt 15 tháng đổ máu không tạo ra được sức đẩy nào. Kế hoạch này kêu gọi rút vũ khí nặng ra khỏi các khu vực thành thị, ngưng bắn, và thương thuyết giữa chính phủ Syria và đối lập.
Các chuyên gia nói vì có những mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và quân sự với Syria, Nga có thể là một quốc gia chính trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
Nga - và trước đó là Liên bang Sô viết-trong nhiều thập niên đã viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ Syria, gồm có những máy bay chiến đấu MiG và hệ thống phòng không tiên tiến.
Moscow cũng duy trì một cơ sở hải quân thời Sô viết tại cảng Tartus trong vùng biển Địa Trung Hải của Syria và có kế hoạch hiện đại hóa căn cứ này để có thể tiếp nhận những tàu chiến lớn kể cả tàu sân bay.
Các chuyên gia nói mối quan hệ chặt chẽ của điện Kremlin với Damacus đã làm tăng thêm phản ứng của Nga đối với cuộc khủng hoảng Syria.
Trong lúc những cuộc giao tranh tiếp diễn tại nước này, Nga chống lại những nỗ lực của phương Tây trong việc lên án Tổng thống Bashar al-Assad.
Nga đã cùng với Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi Tổng thống Syria từ chức. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gọi việc bỏ phiếu phủ quyết này là “một trò đùa.”
Giáo sư danh dự Stephen Cohen thuộc trường đại học Princeton và trường đại học New York nói Moscow sử dụng quyền phủ quyết lần này vì Nga cảm thấy bị phản bội khi bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Libya vào tháng Ba năm ngoái.
Giáo sư Cohen nói: “Nga được báo cho biết là lực lượng quân sự sẽ không được sử dụng, chỉ để thi hành một vùng cấm bay trên không phận của ông Moammar Gadhafi. Khi NATO với sự dẫn đạo của Hoa Kỳ phát động chiến tranh chống lại ông Gadhafi tại Libya, Moscow xem việc này như là không tôn trọng lời hứa.”
Ông Cohen cho biết Moscow nói lên quyết tâm sẽ không tin tưởng vào lời nói của Washington liên quan đến việc sử dụng vũ lực nữa. Ông nói:
“Do đó khi vấn đề chống lại chính phủ Syria được nêu lên tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới đây thì Nga phủ quyết và điều này không có gì ngạc nhiên. Người Nga vẫn còn nhớ đến trường hợp Libya.”
Ông Robert Legvold thuộc trường đại học Columbia cho rằng hành động của Nga tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có những hậu quả tiêu cực. Ông nói:
“Lập trường của Nga về vấn đề Syria, cũng như lập trường của Trung Quốc đã làm tổn hại nặng nề trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và các nước Liên hiệp châu Âu. Việc này cũng làm tổn thương và làm cho chính quyền Obama bất bình.”
Dù phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga vẫn ủng hộ kế hoạch hòa bình của ông Kofi Annan. Và các chuyên gia nói Nga đã nỗ lực đóng vai trò hòa giải trong cuộc tranh chấp, tiếp các giới chức chính phủ Syria tại Moscow và tiếp riêng rẽ các thành viên đối lập.
Ông John Parker thuộc Trường đại học Quốc phòng nói Moscow có thể tạo áp lực đối với Syria nhưng theo quan điểm riêng của ông thì “việc này cho đến nay đường như không thành công cho lắm. Nếu thực sự làm áp lực đối với người Nga thì họ nghĩ rằng cuối cùng ông Bashar al-Assad sẽ bị lật đổ. Tuy nhiên Nga muốn tiến trình này chậm lại và giữ cho nó khỏi biến thành bạo động vì tình hình có khả năng trở thành bạo động."
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin nói, “Tình hình Syria có khả năng ảnh hưởng rất trầm trọng không những đối với Syria theo một chiều hướng rất xấu, nhưng cả toàn vùng nữa.”
Ông nói tình hình vùng này “rất mong manh, từ Libya đến Iran. Do đó không những chỉ có viễn ảnh xẩy ra những diễn biến tệ hại tại Syria không thôi, mà còn đối với toàn vùng tại đây.”
Ông Churkin nói thêm Nga không hài lòng với tình hình hiện nay, và nói Moscow sẽ sử dụng mọi cơ hội và phương cách thông tin để nỗ lực cải thiện tình trạng này.