Vào lúc cao điểm của chế độ diệt chủng “cánh đồng chết” Khmer Đỏ của Pol Pot tàn phá Campuchia trong hơn 3 năm từ 1975 đến 1979, bà Srey Heng phải vượt qua cái đói triền miên bắng cách bắt ăn cóc nhái, ốc và côn trùng.
“Tôi chỉ còn da bọc xương,” bà Srey Heng nói. Bà bị Khmer Đỏ đưa vào một đơn vị lao động di động cho trẻ em, và buộc phải đào kênh.
Hàng ngàn người Campuchia sống sót chế độ Khmer Đỏ đánh dấu 40 năm ngày tàn của chế độ trong một lễ kỷ niệm tại Phnom Penh ngày 7/1.
Khoảng 60.000 người tụ tập tại một sân vận động ở thủ đô nơi các vũ công và những người trình diễn cầm biểu ngữ và vẫy cờ giống như một buổi lễ khai mạc Thế vận hội.
Sự kiện này được đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tổ chức với Thủ tướng Hun Sen cai trị quốc gia Đông Nam Á này trong hơn 33 năm qua.
Ông Hun Sen, 66 tuổi, một cựu thành viên Khmer Đỏ lên cầm quyền trong một chính phủ do Việt Nam dàn dựng. Việt Nam xâm chiếm Campuchia vào cuối năm 1978 và chiếm Phnom Penh vào ngày 7/1/1979, chấm dứt sự cai trị của Khmer Đỏ và buộc lãnh tụ của nhóm này là Pol Pot phải lẫn trốn.
Phần lớn sinh hoạt này dành vinh danh những thành tựu của ông Hun Sen, người hiện bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích vì đe dọa các dối thủ chính trị và thắng trong cuộc tổng tuyển cử bị chỉ trích mạnh mẽ vào tháng 7 năm ngoái.
Các bài ca ca ngợi Thủ tướng như là “một chính trị gia hòa bình và trung tín” vang vọng trên sân vận động. Các vũ sinh truyền thống trình diễn để tôn vinh những chính sách của ông.
Bên ngoài, những người sống sót như bà Srey Heng, nay là một người bán nước và nước ngọt trên đường phố, tạo ra một khuôn mặt u ám hơn so với những khung cảnh xảy ra bên trong.
Bà Srey Heng nói “nhiều thân nhân của tôi chết vì đói dưới chế độ Pol Pot.
“Tôi không biết những gì xảy ra cho những người khác.”
Có khoảng 1,7 triệu người chết trong tay chế độ cộng sản cực đoan.
Hầu hết những nạn nhân chết vì bị tra tấn, bỏ đói, hay kiệt sức trong các trại lao động. Những người khác bị đánh đến chết trong những vụ hành hình tập thể.
Bà Seang Tharoun, 69 tuổi, mất 11 anh chị em và cha mẹ trong những vụ tàn sát. Bà bị Khmer Đỏ buộc phải lấy chồng bà.
Như những người khác, bà Seang Tharuon bị Khmer Đỏ buộc phải rời khỏi Phnom Penh vào lúc bắt đầu của sự cai trị ác mộng này. Bà đi bộ hơn 100 kilômét từ vùng quê trở về thủ đô sau khi chế độ sụp đổ vào năm 1979.
“Chúng tôi chính yếu chỉ ăn cháo và họ cho chúng tôi ăn cơm mỗi tháng một lần,” bà Seang Tharoun nói với Reuters khi bà mua nước uống tại quầy hàng của bà Srey Heng bên ngoài sân vận động.
Tại trung tâm Phnom Penh, cựu binh Khmer Đỏ Prum Punly đứng một chân cho chim ăn cạnh bờ sông.
Ông bị cụt chân vì bị mìn khi chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ Campuchia được Mỹ ủng hộ vào năm 1975, khi Khmer Đỏ lên cầm quyền.
Cựu binh 67 tuổi nói “Tôi quá trẻ nên không hiểu gì về chính trị.”
“Thật là hỗn loạn.”