Đường dẫn truy cập

Nepal mua nhiên liệu của Trung Quốc để giảm lệ thuộc vào Ấn Độ


Xe chở dầu Nepal trên đường tới biên giới Trung Quốc, ngày 2/11/2015.
Xe chở dầu Nepal trên đường tới biên giới Trung Quốc, ngày 2/11/2015.

Khối dầu do Trung Quốc cung ứng lần đầu tiên đã đến Nepal đang thiếu loại nhiên liệu này, có thể chấm dứt nhiều thập niên nhu cầu năng lượng của đất nước vùng Hy Mã Lạp Sơn này phải lệ thuộc vào Ấn Độ. Thỏa thuận nhập khẩu dầu từ Trung Quốc đã được ký kết sau khi khối năng lượng do Ấn Độ cung ứng bị gián đoạn vì tình trạng căng thẳng trong bang giao giữa hai nước vì hiến pháp mới của Nepal. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật.

Các xe bồn từ Trung Quốc chở khoảng 1.3 triệu lít nhiên liệu hiện đang được cung cấp như một “cử chỉ thiện chí” dưới hình thức trợ cấp của Bắc Kinh. Điều quan trọng hơn là Tổng công ty Dầu khí Nepal và Tổng Công ty Dầu Thống Nhất Quốc gia PetroChina của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận sơ bộ cho việc cung ứng liên tục từ Trung Quốc.

Quyết định này dự kiến sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng của Ấn Độ tại Nepal và gia tăng thế lực của Trung Quốc.

Đại sứ Nepal tại Trung Quốc, ông Mahesh Maskey, nói với kênh truyền hình Nepal rằng Bắc Kinh đã đồng ý cung cấp 1/3 nhu cầu của Nepal.

Kathmandu đã quay sang Trung Quốc sau khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng tiếp theo cuộc biểu tình phản đối việc người sắc tộc Madhesis băng qua biên giới giữa Nepal và Ấn Độ. Người biểu tình phẫn nộ vì họ cảm thấy hiến pháp mới của Nepal không dành cho họ quyền được đại diện chính trị đầy đủ.

Các cuộc biểu tình nay đã bước vào tuần lễ thứ sáu, đôi khi đã biến thành bạo động và dẫn đến sự kiện một dãy xe tải khổng lồ ùn tắt lại ở biên giới.
Các cuộc biểu tình nay đã bước vào tuần lễ thứ sáu, đôi khi đã biến thành bạo động và dẫn đến sự kiện một dãy xe tải khổng lồ ùn tắt lại ở biên giới.

Các cuộc biểu tình nay đã bước vào tuần lễ thứ sáu, đôi khi đã biến thành bạo động và dẫn đến sự kiện một dãy xe tải khổng lồ ùn lại ở biên giới. Mặc dầu chưa công khai tuyên bố, Ấn Độ ủng hộ lý lẽ của người Madhesi và muốn Nepal giải quyết các mối quan ngại của họ.

New Delhi nói các tài xế xe tải không vào Nepal vì lo ngại về an toàn. Tuy nhiên, Kathmandu cáo buộc Ấn Độ là áp đặt một cuộc phong tỏa nhiên liệu không chính thức để ủng hộ người biểu tình.

Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Đương đại của Nepal ở Kathmandu, ông Lok Raj Baral nói có rất nhiều sự căm hận về tình trạng gián đoạn cung ứng nhiên liệu ở Nepal.

Ông Lok cho biết: “Tôi không trông đợi biện pháp cực đoan mà Ấn Độ đang áp dụng về vấn đề này. Chúng tôi thông cảm sự quan ngại của Ấn Độ, nhưng không có nghĩa là Ấn Độ áp đặt các biện pháp trừng phạt Nepal.”

Tại Nepal, tình hình u ám với những đoàn người rồng rắn xếp hàng bên ngoài các trạm nhiên liệu và dầu khí đun nấu cạn trong nhà. Các bệnh viện cũng chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Nhiên liệu được bán với giá chợ đen cao gấp 10 lần. Tình trạng thiếu hụt nhiên liệu cũng gây trở ngại cho công tác cứu trợ động đất.

Nepal thường dựa vào Ấn Độ về các tuyến thông thương, là nơi các cửa khẩu biên giới bằng phẳng hơn tạo dễ dàng cho luồng xuất và nhập khẩu. Ngược lại, nhận dầu từ Trung Quốc khó khăn hơn nhiều bởi vì các cửa khẩu với nước láng giềng phương bắc nằm ở địa thế núi non hiểm trở hơn.

Tại Nepal, tình hình u ám với những đoàn người rồng rắn xếp hàng bên ngoài các trạm nhiên liệu và dầu khí đun nấu cạn trong nhà.
Tại Nepal, tình hình u ám với những đoàn người rồng rắn xếp hàng bên ngoài các trạm nhiên liệu và dầu khí đun nấu cạn trong nhà.

Một người lái xe bồn, ông Gyan Bahadur Tamang nói: “Đường đi về phía Nepal rất xấu, đường đi bên phía Trung Quốc tốt hơn; nếu đường sá được tân trang với các phương tiện tốt hơn, chúng tôi có thể chuyên chở dầu dễ dàng và liên tục hơn.”

Thực vậy, việc Nepal lệ thuộc vào Ấn Độ sẽ không chấm dứt trong nay mại. Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli cũng nói rằng quyết định mua nhiên liệu từ Trung Quốc không tiêu biểu cho một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại.

Tuy nhiên, việc Kathmandu quay sang Bắc Kinh vào một thời điểm họ cảm thấy bị New Delhi o ép được coi là một thất bại ngoại giao cho Ấn Độ hiện đang cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc để giành ảnh hưởng ở Nam Á.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG