Đường dẫn truy cập

Nepal tiến một bước dài trong tiến trình hòa bình lịch sử


Phiến quân Maoist tụ tập ở Kathmandu, Nepal, 1/5/2010
Phiến quân Maoist tụ tập ở Kathmandu, Nepal, 1/5/2010

Nepal đã tiến 1 bước dài chính thức chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài cả một thập niên. Các chính đảng dẫn đầu trong nước đã đạt được thỏa thuận để hội nhập các chiến binh Maoist vào quân đội quốc gia Nepal.

Thỏa thuận được loan báo tại Kathmandu vào đêm thứ Ba, cho phép 6.500 cựu phiến quân Maoist được thu nhận vào quân đội Nepal mới được cấu trúc lại.

Số còn lại vào khoảng gần 12.000 cựu phiến quân sẽ nhận được tổng cộng 11 ngàn đô la để bắt đầu cuộc sống mới.

Thỏa thuận trên được xem như 1 bước trọng đại để vượt qua rào cản chính trong tiến trình hòa bình tại Nepal sau việc ký kết một hiệp định trong năm 2006 nhằm chấm dứt xung đột. Phe Maoist, lực lượng đã chấm dứt chế độ quân chủ của nước này và trở thành một trong những lực lượng chính trị lớn đang tranh về một hệ thống 1 quốc hội và một chính trị mới.

Ông George Varughese là đại diện của Hiệp Hội Asia Foundation cho Nepal tại Katmandu. Theo ông, thỏa thuận hôm thứ Ba, nếu không phải là một thỏa thuận lịch sử, thì ít nhất cũng mang tính cách làm chuyển đổi tiến trình hòa bình. Ông nói:

“Điều này tượng trưng cho sự tách rời của nhóm Maoist chính mạch ra khỏi đường hướng cứng rắn. Điều này cũng biểu dương cho bước trưởng thành của đảng Maoist, và chắc chắn nó cũng cho thấy tính linh động của những đảng phái khác.”

Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã bị 1 trong những nhóm Maoist cực đoan hơn tại Nepal lên án là “nhục nhã”, nhóm này đã đòi hỏi những điều khoản tốt hơn cho các phiến quân Maoist cũ.

Tuy nhiên, nhóm này được sự hỗ trợ của 4 chính đảng tạo thành đa số 85% trong tổng số các phe nhóm chính trị Nepal.

Bước kế tiếp trong tiến trình hòa bình là Quốc hội Lập Hiến Nepal phải thảo một bản hiến pháp, một tiến trình đã không được hoàn tất bất chấp nhiều kỳ hạn đã trôi qua.

Ông Varughese nói ông dự kiến tiến trình này sẽ tiếp tục trôi qua một kỳ hạn khác vào sau này trong tháng. Ông nói tiếp: “Chắc chắn điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy quốc hội lập hiến sẽ được gia hạn thêm 6 tháng nữa. hầu như chắc chắn, Thủ tướng sẽ tiếp tục giám sát tiến trình.”

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ca ngợi “bước ngoặt lịch sử’ của Nepal ngay sau khi thỏa thuận được loan báo, và kêu gọi tất cả các bên tiếp tục cố gắng tiến tới một tương lai “dân chủ, ổn định, và thịnh vượng” cho đất nước Nepal.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG