Nato đang tạm ngưng hợp tác với Nga và đang ra sức tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước Đông âu để đáp lại việc Nga chiếm bán đảo Crimea. Từ trụ sở chính của Nato ở Brussels, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Các vị ngoại trưởng của liên minh NATO mới đây đã ra lệnh cho các chuyên gia hoạch định quân sự tăng cường nỗ lực phòng thủ và trấn an các đối tác Đông âu để đáp lại điều mà liên minh xuyên Đại tây dương này gọi là “sự can thiệp quân sự bất hợp pháp” của Nga ở Crimea.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu như sau.
"Chúng tôi cùng nhau bác bỏ ý tưởng cho rằng có bất kỳ sự hợp pháp nào trong các mưu toan của Nga để sáp nhập Crimea. Và tất cả các nước chúng tôi đã thách thức những thủ đoạn đe dọa, đặc biệt là sự bố trí các lực lượng quân sự với số lượng chưa từng có trước đây xung quanh biên giới của Ukraine."
Nga cho biết họ đang triệt thoái một tiểu đoàn bộ binh cơ giới ra khỏi khu vực Rostov gần biên giới phía đông của Ukraine. Đơn vị này là một phần nhỏ của gần 40.000 quân mà các giới chức Mỹ tin là để đe dọa tân chính phủ ở Kyiv và nâng cao khả năng mặc cả của Nga.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Nga thu hẹp qui mô của các lực lượng mà Moscow nói là đang tham gia một hoạt động tập dượt.
"Điều không may là tôi không thể xác nhận là Nga đang rút quân. Đó không phải là điều mà chúng tôi đang trông thấy. Và việc gia tăng sự hiện diện quân sự với qui mô lớn này hoàn toàn không có ích gì cho việc làm cho tình hình giảm bớt căng thẳng."
Ông Rasmussen mô tả những hành động của Nga là 'mối đe dọa lớn nhất trong vòng một thế hệ đối với an ninh của Âu châu'.
"Nga đã phương hại tới các nguyên tắc được dùng làm nền tảng cho quan hệ đối tác và đã phá vỡ những cam kết quốc tế của chính họ. Vì vậy chúng tôi không thể tiếp tục làm việc như thể không có gì xảy ra.
Nga muốn các nhà lãnh đạo mới của Ukraine từ bỏ mục tiêu gia nhập Nato."
Nhưng Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết kết nạp Ukraine không phải là mục tiêu của Nto.
"Tôi có thể hình dung một sự hợp tác chặt chẽ hơn bên trong Hội đồng Nato-Ukraine. Nhưng tôi không nhìn thấy một con đường tiến tới chỗ trở thành hội viên Nato."
Ông Keith Darden, giáo sư chính trị học của Đại học American University, cho rằng những hành động của Nga nhằm đáp lại việc Ukraine xích lại gần hơn với Tây phương đã gây phương hại cho vị thế của Moscow đối với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
"Tôi nghĩ rằng một phần của sự sẵn lòng nâng cao mức độ hội nhập với Nga là ý tưởng cho rằng chúng ta vẫn có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Và Nga đã vi phạm nguyên tắc đó trong trường hợp này. Và vì vậy mà tôi tin chắc là đang có những cuộc bàn thảo sôi nổi ở Minsk, ở Yerevan và trên khắp khu vực về ý nghĩa của vụ việc này, về một nước Nga mà chúng ta đang phải đối phó. Tôi nghĩ rằng điều này có thể làm cho các nước đó cảm thấy lo sợ và tìm đủ mọi cách để thoát khỏi quỹ đạo của Nga."
Tuy những hành động của Nga đã chấm dứt mọi 'chương trình hợp tác thực tế' với Nato, liên minh này nói rằng họ sẽ tiếp tục một cuộc đối thoại chính trị thông qua Hội đồng Nato-Nga cũng như các nỗ lực chống khủng bố và chống hải tặc và những hoạt động chống ma túy ở Afghanistan.
Các vị ngoại trưởng của liên minh NATO mới đây đã ra lệnh cho các chuyên gia hoạch định quân sự tăng cường nỗ lực phòng thủ và trấn an các đối tác Đông âu để đáp lại điều mà liên minh xuyên Đại tây dương này gọi là “sự can thiệp quân sự bất hợp pháp” của Nga ở Crimea.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu như sau.
"Chúng tôi cùng nhau bác bỏ ý tưởng cho rằng có bất kỳ sự hợp pháp nào trong các mưu toan của Nga để sáp nhập Crimea. Và tất cả các nước chúng tôi đã thách thức những thủ đoạn đe dọa, đặc biệt là sự bố trí các lực lượng quân sự với số lượng chưa từng có trước đây xung quanh biên giới của Ukraine."
Nga cho biết họ đang triệt thoái một tiểu đoàn bộ binh cơ giới ra khỏi khu vực Rostov gần biên giới phía đông của Ukraine. Đơn vị này là một phần nhỏ của gần 40.000 quân mà các giới chức Mỹ tin là để đe dọa tân chính phủ ở Kyiv và nâng cao khả năng mặc cả của Nga.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Nga thu hẹp qui mô của các lực lượng mà Moscow nói là đang tham gia một hoạt động tập dượt.
"Điều không may là tôi không thể xác nhận là Nga đang rút quân. Đó không phải là điều mà chúng tôi đang trông thấy. Và việc gia tăng sự hiện diện quân sự với qui mô lớn này hoàn toàn không có ích gì cho việc làm cho tình hình giảm bớt căng thẳng."
Ông Rasmussen mô tả những hành động của Nga là 'mối đe dọa lớn nhất trong vòng một thế hệ đối với an ninh của Âu châu'.
"Nga đã phương hại tới các nguyên tắc được dùng làm nền tảng cho quan hệ đối tác và đã phá vỡ những cam kết quốc tế của chính họ. Vì vậy chúng tôi không thể tiếp tục làm việc như thể không có gì xảy ra.
Nga muốn các nhà lãnh đạo mới của Ukraine từ bỏ mục tiêu gia nhập Nato."
Nhưng Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết kết nạp Ukraine không phải là mục tiêu của Nto.
"Tôi có thể hình dung một sự hợp tác chặt chẽ hơn bên trong Hội đồng Nato-Ukraine. Nhưng tôi không nhìn thấy một con đường tiến tới chỗ trở thành hội viên Nato."
Ông Keith Darden, giáo sư chính trị học của Đại học American University, cho rằng những hành động của Nga nhằm đáp lại việc Ukraine xích lại gần hơn với Tây phương đã gây phương hại cho vị thế của Moscow đối với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
"Tôi nghĩ rằng một phần của sự sẵn lòng nâng cao mức độ hội nhập với Nga là ý tưởng cho rằng chúng ta vẫn có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Và Nga đã vi phạm nguyên tắc đó trong trường hợp này. Và vì vậy mà tôi tin chắc là đang có những cuộc bàn thảo sôi nổi ở Minsk, ở Yerevan và trên khắp khu vực về ý nghĩa của vụ việc này, về một nước Nga mà chúng ta đang phải đối phó. Tôi nghĩ rằng điều này có thể làm cho các nước đó cảm thấy lo sợ và tìm đủ mọi cách để thoát khỏi quỹ đạo của Nga."
Tuy những hành động của Nga đã chấm dứt mọi 'chương trình hợp tác thực tế' với Nato, liên minh này nói rằng họ sẽ tiếp tục một cuộc đối thoại chính trị thông qua Hội đồng Nato-Nga cũng như các nỗ lực chống khủng bố và chống hải tặc và những hoạt động chống ma túy ở Afghanistan.