Cơ quan Không gian Hoa Kỳ đang quay trở lại mặt trăng.
Một hỏa tiễn được phóng đi hồi tối thứ 6 từ duyên hải miền đông của tiểu bang Virginia ở Mỹ mang theo một phi thuyền thám hiểm không người lái để nghiên cứu khí quyển và bụi của mặt trăng.
Phi thuyền LADEE, lớn bằng một chiếc xe hơi, sẽ thu thập dữ liệu trong vòng 100 ngày khi bay quanh quỹ đạo Nguyệt cầu.
Các nhà khoa học muốn biết thêm về bầu khí quyển mỏng của mặt trăng vì họ nghĩ rằng nó có thể có nhiều trong thái dương hệ. Kiến thức về bầu khí quyển này có thể giúp họ hiểu thêm về các thiên thạch lớn và các hành tinh khác, kể cả Sao Thủy.
Hầu hết các phi thuyền nguyệt cầu trước đây của Nasa được phóng đi từ tiểu bang Florida ở miền nam. Vụ phóng phi thuyền lên mặt trăng đầu tiên từ Virginia có thể trông thấy bằng mắt thường trong một khu vực rộng lớn ở miền đông Hoa Kỳ, nơi có hơn 50 triệu dân.
Phi thuyền LADEE không thể quay lại từ quỹ đạo mặt trăng, nên cơ quan NASA sẽ điều khiển để phi thuyền đâm xuống bề mặt nguyệt cầu trong một vụ rơi có kiểm soát.
Một hỏa tiễn được phóng đi hồi tối thứ 6 từ duyên hải miền đông của tiểu bang Virginia ở Mỹ mang theo một phi thuyền thám hiểm không người lái để nghiên cứu khí quyển và bụi của mặt trăng.
Phi thuyền LADEE, lớn bằng một chiếc xe hơi, sẽ thu thập dữ liệu trong vòng 100 ngày khi bay quanh quỹ đạo Nguyệt cầu.
Các nhà khoa học muốn biết thêm về bầu khí quyển mỏng của mặt trăng vì họ nghĩ rằng nó có thể có nhiều trong thái dương hệ. Kiến thức về bầu khí quyển này có thể giúp họ hiểu thêm về các thiên thạch lớn và các hành tinh khác, kể cả Sao Thủy.
Hầu hết các phi thuyền nguyệt cầu trước đây của Nasa được phóng đi từ tiểu bang Florida ở miền nam. Vụ phóng phi thuyền lên mặt trăng đầu tiên từ Virginia có thể trông thấy bằng mắt thường trong một khu vực rộng lớn ở miền đông Hoa Kỳ, nơi có hơn 50 triệu dân.
Phi thuyền LADEE không thể quay lại từ quỹ đạo mặt trăng, nên cơ quan NASA sẽ điều khiển để phi thuyền đâm xuống bề mặt nguyệt cầu trong một vụ rơi có kiểm soát.