Cơ quan không gian NASA của Hoa Kỳ cho biết họ sẽ bắt đầu sứ mệnh phóng một phi thuyền thám hiểm trực tiếp vào bầu khí quyển của mặt trời vào năm tới.
Phi thuyền Parker Solar Probe sẽ thu thập dữ liệu về hoạt động của mặt trời để cho phép chúng ta hiểu rõ hơn hơn về những chuyển biến vủa thời tiết và tác động của không gian có thể ảnh hưởng đến cuộc sống ở trái đất như thế nào.
Phi thuyền tàu sẽ bay quanh quỹ đạo cách mặt trời khoảng bốn triệu dặm. Đó là khoảng cách gần mặt trời nhất, gấp 8 lần so với khoảng cách của các tàu vũ trụ trước đây đạt đến. Tại điểm gần nhất với mặt trời, tàu sử dụng một tấm chắn mặt trời dày 12 cm chịu được nhiệt độ lên đến 1300 độ C.
Ông Nicola Fox, Nhà khoa học làm việc cho dự án này nói:
"Những câu hỏi thì thật là đơn giản. Tại sao Thiên Vương tinh lại nóng hơn bề mặt của mặt trời? Điều đó thách thức quy luật tự nhiên, nó giống như nước chảy ngược, việc này không thể xảy ra. Tại sao trong khu vực này, khí quyển mặt trời lại bất ngờ có năng lượng, nó phát ra và bao trùm lên tất cả các hành tinh? Nếu chúng ta không thực sự thám hiểm mặt trời thì chúng ta không thể trả lời những câu hỏi này."
NASA đã công bố kế hoạch tại Đại học Chicago hôm thứ Tư 31/5 trong buổi lễ tôn vinh nhà thiên văn học Eugene Parker, và con tàu vũ trụ được đặt theo tên của ông.
Ông Eugene Parker nói:
"Tôi rất vinh dự được tham gia vào một sứ mệnh khoa học vũ trụ anh hùng như vậy. Dĩ nhiên, anh hùng là khi tôi đề cập đến nhiệt độ cực cao. Bức xạ mặt trời và các biện pháp khắc phục điểu kiện khắc nghiệt để phi thuyền tồn tài và thu thập dữ liệu khoa học. Những biện pháp đó được đánh giá rất cao."
Ông Parker là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu hiện tượng này, một hiện tượng được gọi là gió mặt trời.
Gió mặt trời được hình thành từ khí có tích điện được phát ra từ mặt trời. Những cơn gió sau đó thổi qua trái đất với vận tốc khoảng 1,6 triệu km mỗi giờ và các nhà khoa học tin rằng chúng có khả năng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho hành tinh của chúng ta.
Phi thuyền thám hiểm theo kế hoạch sẽ được phóng đi vào tháng 8 năm 2018 và chương trình dự kiến kéo dài đến tháng 6 năm 2025.