MANILA —
Dòng chảy của hàng cứu trợ đã bắt đầu gia tăng ở miền trung Philippines, nhưng hàng vạn người ở đây vẫn còn cần gấp thức ăn và nơi tạm trú, 5 ngày sau khi bị lâm cảnh màn trời chiếu đất vì bão Haiyan. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Tại cổng vào của Căn cứ Không quân Villamor ở Manila, bà Adelyn Macos đứng co ro với hàng chục người khác ở một trạm xe buýt trong lúc trời mưa to. Bà vừa tới đây từ Tacloban, một trong những nơi bị bão haiyan tàn phá dữ dội nhất.
Bà Macos cho biết bà phải bỏ chạy cùng với 3 người con và người bạn trai. Một đứa con khác của bà đã chết vì nước lụt nhưng bà đã không thể chôn cất cho đứa con xấu số vì tìm không ra quan tài.
Bão Haiyan đã gây ra một cơn triều cường cao 5 mét ập vào Tacloban và làm cho vô số người bị thiệt mạng.
Bà Macos cho biết gia đình bà phải tới Manila lánh nạn vì không có thức ăn. Bà nói rằng bà đã phải đợi ở phi trường trong suốt hai ngày mà không có miếng cơm miếng nước nào cả.
Phi trường Tacloban đã trở thành điểm tập trung của hàng cứu trợ dành cho những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất, nhưng đường sá tắc nghẽn đã làm chậm trễ việc vận chuyển tới tỉnh Samar và các thành phố khác khác ở mạn đông.
Hôm thứ ba, giới hữu trách báo cáo có tiến bộ trong việc dọn sạch các trục lộ chính và mở cửa lại các phi trường ở những khu vực khác đã bị bão làm cho hư hại nặng.
Trong lúc cộng đồng quốc tế đang cung cấp tiền bạc, hàng cứu trợ và những nguồn lực quân sự, Bộ trưởng Nội các Philippines, ông Rene Almendras cho báo chí ở Manila biết rằng việc điều phối công tác cứu trợ tiếp tục là một thách thức lớn.
Chưa từng có bất cứ điều gì ở tầm mức của điều mà chúng tôi đang ra sức thực hiện ngay lúc này, xét về qui mô, về số lượng và về cả mức độ. Chỉ riêng vấn đề hậu cần chúng tôi đã phải thảo luận hơn hai giờ đồng hồ hồi tối hôm qua. Chúng tôi bàn về vấn đề vận chuyển hàng hóa như thế nào, vận chuyển tới những địa điểm nào, cần có bao nhiêu xe tải, và thậm chí còn bàn tới việc lập ra trung tâm đóng gói hàng cứu trợ và trung tâm giao hàng.
Chính phủ đã quyết định dùng Cebu, một thành phố đảo ở miền trung với một số thị trấn bị bão tàn phá dữ dội, làm trung tâm tiếp nhận phẩm vật cứu trợ quốc tế. Các giới chức ở đây cho biết lưu thông đã được mở lại trên tất cả các quốc lộ ở Layte, Samar và đảo Biliran.
Các dịch vụ xe khách tới khu vực này cũng bắt đầu hoạt động trở lại trong ngày hôm nay.
Theo ước tính của Văn phòng Phòng vệ Dân sự, 600.000 ngàn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn và trong số đó có chừng phân nửa đang ở các trại tạm cư.
Trong lúc nhân viên cứu trợ ra sức giúp đỡ những người sống sót, Bộ trưởng Almendras cho biết việc thu hồi và chôn cất những người xấu số là một vấn đề rất khó khăn. Ông nói rằng một số nơi không có đủ túi ni lông để đựng xác.
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá miền trung Philippines
Tại cổng vào của Căn cứ Không quân Villamor ở Manila, bà Adelyn Macos đứng co ro với hàng chục người khác ở một trạm xe buýt trong lúc trời mưa to. Bà vừa tới đây từ Tacloban, một trong những nơi bị bão haiyan tàn phá dữ dội nhất.
Bà Macos cho biết bà phải bỏ chạy cùng với 3 người con và người bạn trai. Một đứa con khác của bà đã chết vì nước lụt nhưng bà đã không thể chôn cất cho đứa con xấu số vì tìm không ra quan tài.
Bão Haiyan đã gây ra một cơn triều cường cao 5 mét ập vào Tacloban và làm cho vô số người bị thiệt mạng.
Bà Macos cho biết gia đình bà phải tới Manila lánh nạn vì không có thức ăn. Bà nói rằng bà đã phải đợi ở phi trường trong suốt hai ngày mà không có miếng cơm miếng nước nào cả.
Phi trường Tacloban đã trở thành điểm tập trung của hàng cứu trợ dành cho những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất, nhưng đường sá tắc nghẽn đã làm chậm trễ việc vận chuyển tới tỉnh Samar và các thành phố khác khác ở mạn đông.
Hôm thứ ba, giới hữu trách báo cáo có tiến bộ trong việc dọn sạch các trục lộ chính và mở cửa lại các phi trường ở những khu vực khác đã bị bão làm cho hư hại nặng.
Trong lúc cộng đồng quốc tế đang cung cấp tiền bạc, hàng cứu trợ và những nguồn lực quân sự, Bộ trưởng Nội các Philippines, ông Rene Almendras cho báo chí ở Manila biết rằng việc điều phối công tác cứu trợ tiếp tục là một thách thức lớn.
Chưa từng có bất cứ điều gì ở tầm mức của điều mà chúng tôi đang ra sức thực hiện ngay lúc này, xét về qui mô, về số lượng và về cả mức độ. Chỉ riêng vấn đề hậu cần chúng tôi đã phải thảo luận hơn hai giờ đồng hồ hồi tối hôm qua. Chúng tôi bàn về vấn đề vận chuyển hàng hóa như thế nào, vận chuyển tới những địa điểm nào, cần có bao nhiêu xe tải, và thậm chí còn bàn tới việc lập ra trung tâm đóng gói hàng cứu trợ và trung tâm giao hàng.
Chính phủ đã quyết định dùng Cebu, một thành phố đảo ở miền trung với một số thị trấn bị bão tàn phá dữ dội, làm trung tâm tiếp nhận phẩm vật cứu trợ quốc tế. Các giới chức ở đây cho biết lưu thông đã được mở lại trên tất cả các quốc lộ ở Layte, Samar và đảo Biliran.
Các dịch vụ xe khách tới khu vực này cũng bắt đầu hoạt động trở lại trong ngày hôm nay.
Theo ước tính của Văn phòng Phòng vệ Dân sự, 600.000 ngàn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn và trong số đó có chừng phân nửa đang ở các trại tạm cư.
Trong lúc nhân viên cứu trợ ra sức giúp đỡ những người sống sót, Bộ trưởng Almendras cho biết việc thu hồi và chôn cất những người xấu số là một vấn đề rất khó khăn. Ông nói rằng một số nơi không có đủ túi ni lông để đựng xác.
Danh sách các tổ chức giúp nạn nhân bão lụt ở Philippines Philippine Red Cross (Hội Chữ thập đỏ Philippines): www.redcross.org.ph/ International Committee of the Red Cross (Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế): http://www.icrc.org/ Care (Tổ chức Care): www.care.org/ World Food Program USA (Chương trình Thực phẩm Thế giới Hoa Kỳ: www.wfpusa.org/ Habitat for Humanity (Môi trường sống cho Nhân loại): www.give2habitat.org/home UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc): www.unicef.org/ Doctors Without Borders (Y sĩ Không Biên giới): www.doctorswithoutborders.org/ Oxfam (Tổ chức Oxfam): www.oxfam.org/ International Rescue Committee (Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế): www.rescue.org/Typhoon-Haiyan Save the Children (Cứu giúp Trẻ em): www.savethechildren.org |
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá miền trung Philippines