Đường dẫn truy cập

Mỹ: Nạn buôn người xúc phạm phẩm giá con người


Bìa báo cáo năm 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người, phát hành ngày 27 tháng 7, 2015.
Bìa báo cáo năm 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người, phát hành ngày 27 tháng 7, 2015.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nạn buôn người trên diện rộng đang làm cho hàng triệu người bị bóc lột bởi những người chủ lao động vô lương tâm và những kẻ buôn bán tình dục “ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới”.

Trong bản báo cáo nhân quyền hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi sự bóc lột này là “nô lệ hiện đại”, cưỡng ép trẻ em gái, phụ nữ hành nghề mại dâm, ép buộc đàn ông, phụ nữ và trẻ em làm các công việc với mức lương thấp trên toàn cầu, nếu họ còn được trả lương cho công việc của họ.

Bản báo cáo cho biết “Buôn người không có ranh giới và không có luật pháp. Nó tồn tại trong thị trường lao động chính thức và không chính thức của cả các ngành công nghiệp hợp pháp và bất hợp pháp, ảnh hưởng đến người lao động có tay nghề và lao động phổ thông với học vấn khác nhau”.

Báo cáo cho biết thêm, việc bóc lột các lao động thường liên quan đến nạn buôn bán tình dục. Phụ nữ làm việc ở những nơi bị cô lập như cung cấp thực phẩm hay buôn bán lẻ gần khu khai thác mỏ, khai thác gỗ và các trại nông nghiệp, đôi khi bị buộc phải làm gái mại dâm để trang trải chi phí tuyển dụng.

Ngoại trưởng John Kerry cho biết trong báo cáo: “Nô lệ hiện đại không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Nó liên quan tới những thách thức của thế kỷ 21, trong đó có nghèo đói cùng cực, phân biệt đối xử với phụ nữ và người thiểu số, tham nhũng và những thất bại khác của quản lý, sự lạm dụng các phương tiện truyền thông xã hội, quyền lực và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”.

Báo cáo xếp hạng 188 chính phủ trên toàn thế giới về cách họ chống lại nạn buôn người. Bộ Ngoại giao đã đưa Cuba, quốc gia mới cải thiện quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ sau năm thập kỷ đối địch, từ danh sách đen sang danh sách theo dõi để xem liệu nước này có hành động để cải thiện hồ sơ nhân quyền hay không.

Bản báo cáo cũng chuyển Malaysia, quốc gia đang thương thảo với Mỹ về thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương, vào danh sách theo dõi.

Thái Lan trong những năm qua đã liên tục bị tuộc dốc trong bản phúc trình của Mỹ, tụt xuống Cấp 2 trong năm 2008 và 2009 và lọt vào Danh sách Theo dõi từ năm 2010 đến 2013, và tụt xuống Cấp 3, là cấp thấp nhất trong hai năm qua.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói “Một số quan chức Thái Lan dính líu tới tội buôn người và tham nhũng tiếp tục gây phương hại cho các nỗ lực chống buôn người.”

Việt Nam tiếp tục nằm ở Cấp 2 như ba năm trước, sau khi bị ghi vào danh sách theo dõi trong hai năm 2010 và 2011.

VOA Express

XS
SM
MD
LG