BANGKOK —
Giới chức Thái Lan và Mỹ báo cáo hai nước đang đạt được tiến bộ trong một nỗ lực chung nhằm hạn chế nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trên toàn cầu. Nhưng họ nói rằng vấn nạn đang ngày càng lớn hơn do có sự gia tăng nhu cầu trên toàn thế giới đối với các loài động vật đang bị đe dọa, cũng như những bộ phận cơ thể bán được rất nhiều tiền của chúng.
Những loài động vật đang bị đe dọa mà chính quyền ở Thái Lan tịch thu, bị bắt khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng và đưa vào hoạt động kinh doanh trái phép trị giá nhiều tỷ đô la. Trong những năm gần đây, Thái Lan có một đồng minh trên mặt trận thực thi pháp luật chống lại hoạt động buôn bán này: đó là chính phủ Mỹ.
Ông William Brownfield, trợ lý Ngoại trưởng chịu trách nhiệm về cuộc chiến toàn cầu chống ma túy bất hợp pháp và tội phạm có tổ chức, nói về vai trò của ông:
"Tôi điều tra, bắt giữ, truy tố và tống giam những người phạm tội. Những kẻ buôn bán động vật hoang dã trái phép chắc chắn là tội phạm."
Giới chức Thái Lan cho đài VOA biết họ dự báo năm nay thu giữ được 20.000 con vật còn sống. Con số này đã tăng lên trong những năm gần đây ở Thái Lan và các nước khác.
Các quan chức nói nhu cầu gia tăng, một phần từ những khách hàng giàu có ở châu Á, đang tạo ra thị trường lớn hơn.
"Số lượng lớn động vật hoang dã bị tịch thu cũng cho thấy việc thực thi pháp luật đang bắt đầu có hiệu quả."
Một trong những mối lo ngại lớn nhất đối với nhà chức trách ở đây là việc Thái Lan hiện đang được sử dụng làm điểm trung chuyển, đặc biệt là ngà voi. Một chiếc ngà bán ở chợ đen có thể có trị giá lên tới 30.000 đô la.
Phó Tổng giám đốc Công viên quốc gia Thái Lan, ông Theerapat Prayurasiddhi, nói việc hợp tác với Mỹ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc giảm nạn buôn bán động vật hoang dã và các sản phẩm bất hợp pháp liên quan.
"Đây là vấn đề toàn cầu do nghèo đói, lòng tham và những người muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên để trục lợi riêng. Điều này dẫn đến sự gia tăng buôn bán động vật hoang dã cho nên chúng ta phải theo đuổi một giải pháp toàn cầu."
Nhưng thậm chí theo đuổi một giải pháp ở khu vực Đông Nam Á cũng là một thách thức lớn. Những tay trùm buôn bán tới giờ vẫn chưa bị đưa ra trước pháp luật.
Những viên chức liêm chính nói ngay trong nước, họ còn bị cản trở bởi các viên chức tham nhũng cũng như bởi việc thiếu sự chia sẻ thông tin tình báo giữa các cơ quan khác nhau, huống hồ là xuyên biên giới.
Những loài động vật đang bị đe dọa mà chính quyền ở Thái Lan tịch thu, bị bắt khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng và đưa vào hoạt động kinh doanh trái phép trị giá nhiều tỷ đô la. Trong những năm gần đây, Thái Lan có một đồng minh trên mặt trận thực thi pháp luật chống lại hoạt động buôn bán này: đó là chính phủ Mỹ.
Ông William Brownfield, trợ lý Ngoại trưởng chịu trách nhiệm về cuộc chiến toàn cầu chống ma túy bất hợp pháp và tội phạm có tổ chức, nói về vai trò của ông:
"Tôi điều tra, bắt giữ, truy tố và tống giam những người phạm tội. Những kẻ buôn bán động vật hoang dã trái phép chắc chắn là tội phạm."
Giới chức Thái Lan cho đài VOA biết họ dự báo năm nay thu giữ được 20.000 con vật còn sống. Con số này đã tăng lên trong những năm gần đây ở Thái Lan và các nước khác.
Các quan chức nói nhu cầu gia tăng, một phần từ những khách hàng giàu có ở châu Á, đang tạo ra thị trường lớn hơn.
"Số lượng lớn động vật hoang dã bị tịch thu cũng cho thấy việc thực thi pháp luật đang bắt đầu có hiệu quả."
Một trong những mối lo ngại lớn nhất đối với nhà chức trách ở đây là việc Thái Lan hiện đang được sử dụng làm điểm trung chuyển, đặc biệt là ngà voi. Một chiếc ngà bán ở chợ đen có thể có trị giá lên tới 30.000 đô la.
Phó Tổng giám đốc Công viên quốc gia Thái Lan, ông Theerapat Prayurasiddhi, nói việc hợp tác với Mỹ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc giảm nạn buôn bán động vật hoang dã và các sản phẩm bất hợp pháp liên quan.
"Đây là vấn đề toàn cầu do nghèo đói, lòng tham và những người muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên để trục lợi riêng. Điều này dẫn đến sự gia tăng buôn bán động vật hoang dã cho nên chúng ta phải theo đuổi một giải pháp toàn cầu."
Nhưng thậm chí theo đuổi một giải pháp ở khu vực Đông Nam Á cũng là một thách thức lớn. Những tay trùm buôn bán tới giờ vẫn chưa bị đưa ra trước pháp luật.
Những viên chức liêm chính nói ngay trong nước, họ còn bị cản trở bởi các viên chức tham nhũng cũng như bởi việc thiếu sự chia sẻ thông tin tình báo giữa các cơ quan khác nhau, huống hồ là xuyên biên giới.