SEOUL —
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Guen Hye loan báo việc thành lập một ủy ban để chuẩn bị cho việc tái thống nhất với Bắc Triều Tiên. Bà Park nói rằng thống nhất với miền bắc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế, nhưng các nhà phân tích cho rằng miền nam đối mặt với một gánh nặng rất lớn về tài chánh và pháp luật. Từ Seoul, thông tín viên Daniel Schearf của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Tổng thống Park Guen Hye hôm nay loan báo ý định lập ra một kế hoạch cho sự thống nhất của hai miền Nam, Bắc Triều Tiên.
Trong diễn văn truyền hình nhân kỷ niệm một năm ngày bà lên nhậm chức, nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên nói rằng bà sẽ thành lập một ủy ban trù bị trực thuộc Văn phòng Tổng thống. Bà cho biết ủy ban sẽ nới rộng đối thoại và thực hiện những hoạt động giao lưu không chính thức với Bình Nhưỡng.
Bà Park Guen Hye nói rằng chính phủ sẽ cho phép mọi thành phần xã hội được tham gia, kể cả các chuyên gia về ngoại giao, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa cùng với các tổ chức tư nhân. Bà nói thêm rằng nhờ vào điều đó họ sẽ tạo ra một cuộc thảo luận trên cả nước về vấn đề tái thống nhất và đưa ra một đồ họa cụ thể của “một bán đảo Triều Tiên thống nhất.”
Triều Tiên bị chia cắt kể từ khi thế chiến thứ hai chia bán đảo thành miền bắc chịu ảnh hưởng của Liên Xô và miền nam chịu ảnh hưởng của Mỹ.
Cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul đều đặt mục tiêu thống nhất đất nước, nhưng không bên nào nói rõ là họ muốn việc thống nhất diễn ra như thế nào hay nằm dưới sự lãnh đạo của ai.
Hầu hết các chuyên gia tán thành nhận định cho rằng miền Nam giàu có sẽ phải đài thọ các chi phí của sự hội nhập của miền Bắc nghèo khó.
Trong bài diễn văn mừng năm mới, Tổng thống Park Guen Hye đã mô tả sự kết hợp giữa kỹ thuật tân tiến của Nam Triều Tiên với tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ của Bắc Triều Tiên là một giải thưởng độc đắc kinh tế.
Diễn văn hôm nay của bà Park Guen Hye tập trung vào kế hoạch kinh tế 3 năm của Nam Triều Tiên mà bà nói sẽ được hưởng lợi từ việc thống nhất với miền Bắc.
Bà Park Guen Hye nói rằng cách nay đã lâu, trước Nam Triều Tiên, nước Đức đã tái thống nhất bằng cách chuẩn bị từng bước một.
Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích nêu lên sự kiện là thu nhập của Đông Đức chỉ kém Tây Đức vài lần khi hai bên thống nhất lại với nhau. Trong khi đó, thu nhập của người dân Nam Triều Tiên cao hơn 18 lần người dân miền Bắc và GDP của miền Nam nhiều hơn Bắc Triều Tiên tới 38 lần.
Năm ngoái Bộ Tài chánh Nam Triều Tiên ước tính rằng chi phí tái thống nhất có thể lên tới 7% GDP mỗi năm, tương đương với khoảng 1.000 tỉ đô la, trong vòng 10 năm. Một số ước tính khác còn cao hơn nữa.
Ông Daniel Pinkston, Phó Giám đốc bộ phận Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết Nam Triều Tiên cũng thiếu một khung sườn pháp lý để tiếp thu Bắc Triều Tiên.
"Và nếu có thay đổi ở Bắc Triều Tiên, trong bất kỳ kịch bản nào mà chúng ta có thể nghĩ ra, và chúng ta tiến vào một tình huống của sự chuyển tiếp về quyền tư pháp hoặc phải đối phó với làn sóng di dân hoặc tản cư ồ ạt…Có rất nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra. Nhưng trong những trường hợp đó, chúng ta không hề có một khung sườn pháp lý để hành động."
Loan báo của bà Park Guen Hye được đưa ra trong lúc quan hệ Liên Triều đang được cải thiện và những cuộc xum họp hiếm có của các gia đình bị ly tán đã diễn ra trong tuần vừa qua.
Hồi đầu tháng này, Seoul và Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc đối thoại cấp cao nhất trong vòng 7 năm. Đôi bên đã đồng ý thực hiện lại chương trình xum họp gia đình và né tránh việc công kích nhau.
Thỏa thuận này được xem là một sự nhượng bộ đáng kể của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn thường đe dọa hủy bỏ các cuộc xum họp gia đình vì những cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp giữa Nam Triều Tiên với Hoa Kỳ.
Các cuộc tập trận đã diễn ra như kế hoạch đã định, tuy Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng một chiếc tàu của miền Bắc đã vượt qua ranh giới trên biển phân chia hai miền Triều Tiên được gọi là Lằn ranh giới hạn phía bắc.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nói rằng chiếc tàu của miền Bắc vượt qua ranh giới 3 lần nhưng đã quay về sau khi được cảnh báo.
Tổng thống Park Guen Hye hôm nay loan báo ý định lập ra một kế hoạch cho sự thống nhất của hai miền Nam, Bắc Triều Tiên.
Trong diễn văn truyền hình nhân kỷ niệm một năm ngày bà lên nhậm chức, nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên nói rằng bà sẽ thành lập một ủy ban trù bị trực thuộc Văn phòng Tổng thống. Bà cho biết ủy ban sẽ nới rộng đối thoại và thực hiện những hoạt động giao lưu không chính thức với Bình Nhưỡng.
Bà Park Guen Hye nói rằng chính phủ sẽ cho phép mọi thành phần xã hội được tham gia, kể cả các chuyên gia về ngoại giao, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa cùng với các tổ chức tư nhân. Bà nói thêm rằng nhờ vào điều đó họ sẽ tạo ra một cuộc thảo luận trên cả nước về vấn đề tái thống nhất và đưa ra một đồ họa cụ thể của “một bán đảo Triều Tiên thống nhất.”
Triều Tiên bị chia cắt kể từ khi thế chiến thứ hai chia bán đảo thành miền bắc chịu ảnh hưởng của Liên Xô và miền nam chịu ảnh hưởng của Mỹ.
Cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul đều đặt mục tiêu thống nhất đất nước, nhưng không bên nào nói rõ là họ muốn việc thống nhất diễn ra như thế nào hay nằm dưới sự lãnh đạo của ai.
Hầu hết các chuyên gia tán thành nhận định cho rằng miền Nam giàu có sẽ phải đài thọ các chi phí của sự hội nhập của miền Bắc nghèo khó.
Trong bài diễn văn mừng năm mới, Tổng thống Park Guen Hye đã mô tả sự kết hợp giữa kỹ thuật tân tiến của Nam Triều Tiên với tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ của Bắc Triều Tiên là một giải thưởng độc đắc kinh tế.
Diễn văn hôm nay của bà Park Guen Hye tập trung vào kế hoạch kinh tế 3 năm của Nam Triều Tiên mà bà nói sẽ được hưởng lợi từ việc thống nhất với miền Bắc.
Bà Park Guen Hye nói rằng cách nay đã lâu, trước Nam Triều Tiên, nước Đức đã tái thống nhất bằng cách chuẩn bị từng bước một.
Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích nêu lên sự kiện là thu nhập của Đông Đức chỉ kém Tây Đức vài lần khi hai bên thống nhất lại với nhau. Trong khi đó, thu nhập của người dân Nam Triều Tiên cao hơn 18 lần người dân miền Bắc và GDP của miền Nam nhiều hơn Bắc Triều Tiên tới 38 lần.
Năm ngoái Bộ Tài chánh Nam Triều Tiên ước tính rằng chi phí tái thống nhất có thể lên tới 7% GDP mỗi năm, tương đương với khoảng 1.000 tỉ đô la, trong vòng 10 năm. Một số ước tính khác còn cao hơn nữa.
Ông Daniel Pinkston, Phó Giám đốc bộ phận Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết Nam Triều Tiên cũng thiếu một khung sườn pháp lý để tiếp thu Bắc Triều Tiên.
"Và nếu có thay đổi ở Bắc Triều Tiên, trong bất kỳ kịch bản nào mà chúng ta có thể nghĩ ra, và chúng ta tiến vào một tình huống của sự chuyển tiếp về quyền tư pháp hoặc phải đối phó với làn sóng di dân hoặc tản cư ồ ạt…Có rất nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra. Nhưng trong những trường hợp đó, chúng ta không hề có một khung sườn pháp lý để hành động."
Loan báo của bà Park Guen Hye được đưa ra trong lúc quan hệ Liên Triều đang được cải thiện và những cuộc xum họp hiếm có của các gia đình bị ly tán đã diễn ra trong tuần vừa qua.
Hồi đầu tháng này, Seoul và Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc đối thoại cấp cao nhất trong vòng 7 năm. Đôi bên đã đồng ý thực hiện lại chương trình xum họp gia đình và né tránh việc công kích nhau.
Thỏa thuận này được xem là một sự nhượng bộ đáng kể của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn thường đe dọa hủy bỏ các cuộc xum họp gia đình vì những cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp giữa Nam Triều Tiên với Hoa Kỳ.
Các cuộc tập trận đã diễn ra như kế hoạch đã định, tuy Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng một chiếc tàu của miền Bắc đã vượt qua ranh giới trên biển phân chia hai miền Triều Tiên được gọi là Lằn ranh giới hạn phía bắc.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nói rằng chiếc tàu của miền Bắc vượt qua ranh giới 3 lần nhưng đã quay về sau khi được cảnh báo.