Mỹ lên tiếng cáo buộc rằng quá nhiều chính phủ trên thế giới đang siết chặt kiểm soát quyền tự do biểu đạt và sử dụng luật pháp mang tính áp chế để "khước từ quyền con người phổ quát của công dân."
Trong phúc trình về tình hình nhân quyền toàn cầu hàng năm của Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry, hôm thứ Năm, nói rằng nhiều chính phủ đang tiến hành những vụ truy tố mang động cơ chính trị và sử dụng công nghệ mới để kiểm soát bất đồng chính kiến, cho dù là ở những quảng trường công cộng hay thông qua nhiều loại công nghệ khác nhau.
Ông Kerry nêu đích danh một số chính phủ mà ông nói đã xâm phạm nhân quyền của người dân nước họ, bao gồm Syria, Nga, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Bangladesh và gần đây là chính phủ bị lật đổ ở Ukraina. Ông nói 80 chính phủ trên khắp thế giới đã ban hành luật kỳ thị người đồng tính.
Ông Kerry nói dù thành tích nhân quyền của Mỹ, nơi có chế độ nô lệ hợp pháp trong những năm 1800, không phải là hoàn hảo, nhưng Mỹ ủng hộ sự thăng tiến của phẩm giá con người.
Ông Kerry phát biểu: "Chúng ta cùng với nhiều quốc gia khác tái khẳng định cam kết của mình cho một thế giới nơi mà nói lên suy nghĩ của mình không dẫn tới bị truy tố. Và nơi mà biểu lộ tình yêu không dẫn tới bị bức hại, một thế giới nơi mà thực hành hoặc thay đổi tín ngưỡng không dẫn đến tù tội, và nơi mà tuần hành một cách ôn hòa trên đường phố không khiến bạn bị đánh đập trong ngõ ngách tăm tối hoặc thậm chí bị giết hại khi vừa nhìn thấy."
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng những quốc gia vi phạm nhân quyền và không buộc những quan chức phải chịu trách nhiệm về những vụ xâm hại đang hành động ngược lại lợi ích tốt nhất của mình, cũng như của Mỹ.
Ông Kerry nói tình trạng cực đoan bạo lực và tội phạm có gốc rễ ở những nước mà nhân quyền bị từ chối, và do đó góp phần vào sự bất ổn, mất an ninh và thiếu thốn kinh tế.
Báo cáo nói chế độ Bashar al-Assad ở Syria đã "sử dụng tra tấn một cách có hệ thống và phổ biến," thực hiện những vụ thảm sát, gây nên cảnh thất tán và bỏ đói người dân trong khoảng thời gian gần 3 năm giao tranh tại quốc gia Trung Đông này.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói Nga "tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến bắt đầu từ sau khi Vladimir Putin quay trở lại làm tổng thống." Bộ nói rằng Moscow cũng đã thông qua luật chống đồng tính và sử dụng luật chống cực đoan để truy tố những nhóm thiểu số tôn giáo.
Báo cáo nhân quyền cáo buộc rằng ở Trung Quốc việc trấn áp những tổ chức quyền dân sự và chính trị diễn ra thường xuyên và những quan chức ngày càng sách nhiễu người thân và người quen của những người ủng hộ nhân quyền.
Báo cáo nói rằng Cuba phần lớn đã giảm những hạn chế về du hành vốn ngăn người dân rời khỏi đảo quốc này. Nhưng báo cáo cho biết Cuba vẫn từ chối yêu cầu cấp hộ chiếu cho một số nhân vật đối lập hoặc sách nhiễu họ khi họ trở về Cuba.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói ở Ai Cập cả chính phủ của Tổng thống bị lật đổ Hồi giáo Mohamed Morsi và chính phủ quân sự lâm thời đều có những vụ vi phạm nhân quyền.
Trong phúc trình về tình hình nhân quyền toàn cầu hàng năm của Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry, hôm thứ Năm, nói rằng nhiều chính phủ đang tiến hành những vụ truy tố mang động cơ chính trị và sử dụng công nghệ mới để kiểm soát bất đồng chính kiến, cho dù là ở những quảng trường công cộng hay thông qua nhiều loại công nghệ khác nhau.
Ông Kerry nêu đích danh một số chính phủ mà ông nói đã xâm phạm nhân quyền của người dân nước họ, bao gồm Syria, Nga, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Bangladesh và gần đây là chính phủ bị lật đổ ở Ukraina. Ông nói 80 chính phủ trên khắp thế giới đã ban hành luật kỳ thị người đồng tính.
Ông Kerry nói dù thành tích nhân quyền của Mỹ, nơi có chế độ nô lệ hợp pháp trong những năm 1800, không phải là hoàn hảo, nhưng Mỹ ủng hộ sự thăng tiến của phẩm giá con người.
Ông Kerry phát biểu: "Chúng ta cùng với nhiều quốc gia khác tái khẳng định cam kết của mình cho một thế giới nơi mà nói lên suy nghĩ của mình không dẫn tới bị truy tố. Và nơi mà biểu lộ tình yêu không dẫn tới bị bức hại, một thế giới nơi mà thực hành hoặc thay đổi tín ngưỡng không dẫn đến tù tội, và nơi mà tuần hành một cách ôn hòa trên đường phố không khiến bạn bị đánh đập trong ngõ ngách tăm tối hoặc thậm chí bị giết hại khi vừa nhìn thấy."
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói rằng những quốc gia vi phạm nhân quyền và không buộc những quan chức phải chịu trách nhiệm về những vụ xâm hại đang hành động ngược lại lợi ích tốt nhất của mình, cũng như của Mỹ.
Ông Kerry nói tình trạng cực đoan bạo lực và tội phạm có gốc rễ ở những nước mà nhân quyền bị từ chối, và do đó góp phần vào sự bất ổn, mất an ninh và thiếu thốn kinh tế.
Báo cáo nói chế độ Bashar al-Assad ở Syria đã "sử dụng tra tấn một cách có hệ thống và phổ biến," thực hiện những vụ thảm sát, gây nên cảnh thất tán và bỏ đói người dân trong khoảng thời gian gần 3 năm giao tranh tại quốc gia Trung Đông này.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói Nga "tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến bắt đầu từ sau khi Vladimir Putin quay trở lại làm tổng thống." Bộ nói rằng Moscow cũng đã thông qua luật chống đồng tính và sử dụng luật chống cực đoan để truy tố những nhóm thiểu số tôn giáo.
Báo cáo nhân quyền cáo buộc rằng ở Trung Quốc việc trấn áp những tổ chức quyền dân sự và chính trị diễn ra thường xuyên và những quan chức ngày càng sách nhiễu người thân và người quen của những người ủng hộ nhân quyền.
Báo cáo nói rằng Cuba phần lớn đã giảm những hạn chế về du hành vốn ngăn người dân rời khỏi đảo quốc này. Nhưng báo cáo cho biết Cuba vẫn từ chối yêu cầu cấp hộ chiếu cho một số nhân vật đối lập hoặc sách nhiễu họ khi họ trở về Cuba.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói ở Ai Cập cả chính phủ của Tổng thống bị lật đổ Hồi giáo Mohamed Morsi và chính phủ quân sự lâm thời đều có những vụ vi phạm nhân quyền.