Đường dẫn truy cập

Mỹ sẽ thảo luận an ninh chiến lược với Trung Quốc


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tại Ngủ Giác Đài ngày 20/6/2018.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tại Ngủ Giác Đài ngày 20/6/2018.

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phác họa kế hoạch đối thoại ít tranh cãi nhưng cởi mở hơn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi ông đến châu Á, chưa đầy một tháng sau khi ông chỉ trích Bắc Kinh tại một hội nghị quốc tế về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo tại Biển Đông.

Nói chuyện với các phóng viên vào ngày Chủ Nhật trên đường đến Alaska, ông Mattis tránh chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc như ông đã lên tiếng gần đây. Thay vào đó, ông nói rằng ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thiên kiến, và muốn chú trọng đến các các vấn đề an ninh chiến lược rộng lớn hơn.

Theo các giới chức, một đề tài quan trọng trong các cuộc thảo luận trong tuần này sẽ là vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và vai trò của Trung Quốc trong việc này vì tình hữu nghị lâu đời với Triều Tiên.

Chiến lược thiên về ngoại giao nhiều hơn của ông Mattis phản ánh sự công nhận của chính quyền Mỹ về ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc đối với Triều Tiên vào lúc những cuộc thương thuyết đang tiến hành để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này.

Một giới chức cao cấp Hoa Kỳ nói trong khi ông Mattis muốn đưa ra lập trường của Mỹ về việc Trung Quốc tăng cường quân sự tại Biển Đông và những điểm tranh chấp khác, người đứng đầu Ngủ Giác Đài không muốn mở các cuộc đối thoại với “sự kích động.” nhưng thay vào đó mục đích là có những cuộc thảo luận chất lượng cao về mối quan hệ quân sự của hai nước, giới chức này nói với điều kiện ẩn danh khi thảo luận về những cuộc bàn cãi nội bộ của chuyến đi này.

Tuy nhiên hồi tháng trước, ông Mattis bất ngờ không mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận đa quốc tại Thái Bình Dương sẽ bắt đầu trong vài ngày tới, để giáng trả việc Bắc Kinh triển khai các hệ thống vũ khí trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Và vài ngày sau đó ông công khai đe dọa “hậu quả rộng lớn hơn trong tương lai” nếu việc quân sự hóa tiếp tục.

Trung Quốc gần đây đã điều động các phi đạn chống hạm, phi đạn đất đối không, dụng cụ điện tử gây nhiễu và những trang bị khác đến Quần đảo Hàng Sa, và cho một máy bay ném bom đáp xuống đảo Phú Lâm. Trung Quốc nói họ có quyền củng cố quốc phòng trên các đảo ở Biển Đông Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Nhiều nước lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng những cấu trúc trên đảo để mở rộng hoạt động quân sự và có khả năng hạn chế tự do hàng hải tại Biển Đông.

Chắc chắn là Trung Quốc sẽ nêu những vấn đề này với ông Mattis, cũng như sự chống đối lâu nay của Bắc Kinh đối với việc Hoa Kỳ tăng cường tiếp xúc với Đài Loan mà Trung Quốc xem đảo tự trị này thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ, Triều Tiên sẽ là đề tài chính trong những cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Và trong khi Hoa Kỳ muốn thấy Trung Quốc dùng ảnh hưởng để đẩy mạnh các cuộc thương thuyết phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, Hoa Kỳ cũng muốn Bắc Kinh vẫn cam kết thi hành những chế tài đối với miền bắc, trong khuôn khổ của chiến dịch áp lực lên Triều Tiên.

Trung Quốc cũng hài lòng đối với việc Hoa Kỳ ngưng các cuộc tập trận quan trọng với Hàn quốc như một phần của các cuộc thương thuyết hạt nhân.

Bằng cách cải thiện các mối quan hệ với Bắc Kinh, Washington tin là Hoa Kỳ có thể chuẩn bị tốt hơn cho bất cứ vấn đề nào và có thể phối hợp hữu hiệu hơn với Trung Quốc.

VOA Express

XS
SM
MD
LG