MANILA —
Các giới chức Hoa Kỳ và Philippines vừa thực hiện một cuộc thảo luận về việc Washington tăng cường sự hỗ trợ về an ninh biển, trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Simone Orendain của đài VOA ở Manila, các giới chức này nhấn mạnh rằng không có đề nghị nào về những căn cứ quân sự vĩnh viễn.
Trợ lý ngoại trưởng Philippines Carlos Sorretta cho biết các nhà thương thuyết của Manila đã nhấn mạnh tới những mối quan tâm chính của nước này trong vòng đàm phán thứ nhất giữa hai nước trong ngày hôm qua.
"Những mối quan tâm đó là sự tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Philippines, tính chất phi thường trực của sự hiện diện của binh sĩ Mỹ và không có căn cứ của Mỹ ở Philippines, sự kiểm soát và quyền hành đầy đủ của Philippines đối với các cơ sở quân sự, tính chất hỗ tương của những lợi ích và sự tôn trọng đối với qui định chống lại vũ khí hạt nhân."
Tại một cuộc họp báo ở Manila ngày hôm nay không có sự hiện diện của các nhà thương thuyết Hoa Kỳ, các giới chức Philippines nhấn mạnh là họ vẫn chưa hoàn tất những đường nét tổng quát của thỏa thuận và họ không thể cung cấp chi tiết về nội dung của thỏa thuận. Họ nói rằng quân đội hai nước sẽ quyết định về việc bao nhiêu binh sĩ Mỹ sẽ ghé lại Philippines và những khí tài quân sự nào mà họ sẽ sử dụng.
Các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines đã bị buộc phải đóng cửa vào năm 1991 vì áp lực trong nước. Nhưng dựa theo Hiệp định về các lực lượng viếng thăm, khoảng 500 binh sĩ Hoa Kỳ đã luân phiên triển khai ở miền nam Philippines từ năm 2002, tập trung vào công tác huấn luyện chống khủng bố.
Hoa Kỳ đang chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại sang Á Châu và đã bắt đầu tăng cường các mối quan hệ quân sự và gia tăng những hoạt động ngoại giao trong khu vực. Washington có một hiệp định với Singapore để các chiến hạm Mỹ cập cảng trong một thời gian dài, và khoảng 2.500 binh sĩ Mỹ sẽ trú đóng ở Australia vào năm 2017.
Chiến lược mới của Mỹ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với Philippines, là nước đã đưa ra hàng chục kháng nghị đối với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông mà Manila cho là xâm phạm chủ quyền. Chính phủ Philippines cũng đã nộp đơn kiện lên một tòa án của Liên hiệp quốc để chống lại điều mà họ cho những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong vùng biển này.
Trung Quốc nói rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu như toàn bộ Biển Đông. Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn phần ở khu vực này.
Thứ trưởng Quốc phòng Pio Lorenzo Batino là người cầm đầu phái đoàn của Philippines tại cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Ông cho biết việc gia tăng sự hiện diện luân phiên của binh sĩ Mỹ rất quan trọng cho những nỗ lực của Philippines để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
"Ðôi bên nên tập trung vào những công tác huấn luyện có ảnh hưởng lớn, có giá trị cao và những hoạt động tập trung vào an ninh biển, nắm bắt tình hình trên biển và vấn đề thiên tai xảy ra hàng năm."
Mấy mươi người thuộc những tổ chức thiên tả ở Philippines đã biểu tình bên ngoài cổng chính của Bộ Quốc phòng để phản đối cuộc thương thuyết.
Vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra ở Washington vào cuối tháng này.
Trợ lý ngoại trưởng Philippines Carlos Sorretta cho biết các nhà thương thuyết của Manila đã nhấn mạnh tới những mối quan tâm chính của nước này trong vòng đàm phán thứ nhất giữa hai nước trong ngày hôm qua.
"Những mối quan tâm đó là sự tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Philippines, tính chất phi thường trực của sự hiện diện của binh sĩ Mỹ và không có căn cứ của Mỹ ở Philippines, sự kiểm soát và quyền hành đầy đủ của Philippines đối với các cơ sở quân sự, tính chất hỗ tương của những lợi ích và sự tôn trọng đối với qui định chống lại vũ khí hạt nhân."
Tại một cuộc họp báo ở Manila ngày hôm nay không có sự hiện diện của các nhà thương thuyết Hoa Kỳ, các giới chức Philippines nhấn mạnh là họ vẫn chưa hoàn tất những đường nét tổng quát của thỏa thuận và họ không thể cung cấp chi tiết về nội dung của thỏa thuận. Họ nói rằng quân đội hai nước sẽ quyết định về việc bao nhiêu binh sĩ Mỹ sẽ ghé lại Philippines và những khí tài quân sự nào mà họ sẽ sử dụng.
Các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines đã bị buộc phải đóng cửa vào năm 1991 vì áp lực trong nước. Nhưng dựa theo Hiệp định về các lực lượng viếng thăm, khoảng 500 binh sĩ Hoa Kỳ đã luân phiên triển khai ở miền nam Philippines từ năm 2002, tập trung vào công tác huấn luyện chống khủng bố.
Hoa Kỳ đang chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại sang Á Châu và đã bắt đầu tăng cường các mối quan hệ quân sự và gia tăng những hoạt động ngoại giao trong khu vực. Washington có một hiệp định với Singapore để các chiến hạm Mỹ cập cảng trong một thời gian dài, và khoảng 2.500 binh sĩ Mỹ sẽ trú đóng ở Australia vào năm 2017.
Chiến lược mới của Mỹ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với Philippines, là nước đã đưa ra hàng chục kháng nghị đối với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông mà Manila cho là xâm phạm chủ quyền. Chính phủ Philippines cũng đã nộp đơn kiện lên một tòa án của Liên hiệp quốc để chống lại điều mà họ cho những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong vùng biển này.
Trung Quốc nói rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu như toàn bộ Biển Đông. Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn phần ở khu vực này.
Thứ trưởng Quốc phòng Pio Lorenzo Batino là người cầm đầu phái đoàn của Philippines tại cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ. Ông cho biết việc gia tăng sự hiện diện luân phiên của binh sĩ Mỹ rất quan trọng cho những nỗ lực của Philippines để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
"Ðôi bên nên tập trung vào những công tác huấn luyện có ảnh hưởng lớn, có giá trị cao và những hoạt động tập trung vào an ninh biển, nắm bắt tình hình trên biển và vấn đề thiên tai xảy ra hàng năm."
Mấy mươi người thuộc những tổ chức thiên tả ở Philippines đã biểu tình bên ngoài cổng chính của Bộ Quốc phòng để phản đối cuộc thương thuyết.
Vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra ở Washington vào cuối tháng này.