Đường dẫn truy cập

Mỹ, Nhật, Nga cùng xoay trục về châu Á


Tiến sĩ Richard Bitzinger (trái) thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore.
Tiến sĩ Richard Bitzinger (trái) thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore.

Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất xoay trục sang Đông Nam Á và nỗ lực xây dựng ảnh hưởng trong vùng. Nhật Bản và Nga cũng đang gia tăng những nỗ lực để củng cố những mối quan hệ về thương mại, ngoại giao và quân sự.

Từ lâu Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á, nhưng các quốc gia khác đang đuổi theo. Trong 3 năm qua, Nhật Bản đã đầu tư vào các nước ASEAN nhiều hơn đầu tư vào Trung Quốc và Hong Kong.

Phân tích gia khu vực, Titli Basu, cho rằng chính sách xoay trục của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển hướng này.

Bà Basu cho biết: “Trung Quốc nổi lên làm một cường quốc lớn khiến Nhật Bản thực sự mất kiên nhẫn trong việc định lại vai trò của mình trong trật tự an ninh châu Á Thái Bình Dương.”

Trọng tâm của Nhật Bản không chỉ là xây dựng thương mại, mà còn xây dựng những mối quan hệ an ninh và ngoại giao nữa. Vì càng ngày càng có nhiều quốc gia tranh giành ảnh hưởng nên căng thẳng là điều không thể tránh khỏi.

Nhà phân tích an ninh Richard Bitzinger thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam nói xung đột và những mục tiêu chồng chéo nhau thực sự định hình châu Á ngày nay.

Ông Bitzinger nói: “Mọi người vừa là bạn vừa là đối thủ. Có rất nhiều chỗ mà Nga-Trung Quốc, Trung Quốc-Hoa Kỳ tìm thấy nhiều cơ hội và lợi ích chung khiến họ muốn hợp tác với nhau. Nhưng đồng thời cũng có những nơi họ va chạm và cạnh tranh với nhau.”

Là một nước đến sau trên đấu trường châu Á, Nga cũng đang tăng cường những nỗ lực riêng qua việc bán vũ khí cho Việt Nam và những thỏa thuận về năng lượng.

Nhà chính trị học La Chí Thành thuộc đại học Tô Châu nói: “Trong vài năm qua, Nga bận rộn với những biến cố tại châu Âu. Do đó vào lúc này, Tổng thống Putin đang nỗ lực chuyển hướng chiến lược từ châu Âu sang châu Á, đây là việc Nga xoay trục sang châu Á để cân bằng ảnh hưởng đang lên của Hoa Kỳ trong khu vực.”

Trong khi các nhà lãnh đạo ở châu Á cam kết không để căng thẳng bùng phát, nhà phân tích Bitzinger nói ngày càng nhiều người quan ngại về khả năng xảy ra những xung đột không chủ ý.

Ông Bitzinger nhận định: “Nhiều loại vũ khí tinh vi đang đổ vào vùng này. Thêm vào đó chúng ta nhìn thấy ngày càng nhiều những sự cố không khoan nhượng kiểu bên bờ vực chiến tranh, đặc biệt là tại Biển Đông.”

Thực tế đó cùng với những quan hệ ngày càng phức tạp, các nhà phân tích cho rằng các sự cố nhỏ nhặt có thể nhiều nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG