WASHINGTON —
Hồi đầu tuần này Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari cam kết sẽ bắt đầu hòa đàm với Taliban trong vòng 6 tháng. Đây là lần đầu tiên một chỉ tiêu cụ thể được đề ra cho tiến trình hòa giải ở Afghanistan. Từ Washington, thông tín viên Sean Maroney của đài VOA có bài tường thuật về vai trò của Hoa Kỳ trong tiến trình này.
Nỗ lực của chính phủ Afghanistan nhằm theo đuổi hòa bình với phe Taliban đã được thực hiện từ vài năm qua. Nhiều nhân vật làm trung gian cho Taliban đã nói chuyện với chính phủ ở Kabul, nhưng cho đến nay chưa có bên nào công khai bày tỏ những sự thay đổi trong các đòi hỏi của mình.
Một trong những đòi hỏi lớn nhất của Taliban là tất cả các lực lượng nước ngoài phải rời khỏi Afghanistan. Và sau hơn một thập niên giao tranh, các nước trong liên minh Nato chán ngán chiến tranh rất sẵn lòng để làm như vậy.
Các giới chức Nato cho biết liên minh quốc tế này đã chuyển 87% quyền kiểm soát an ninh cho các lực lượng Afghanistan. Nhưng nếu cuộc hòa đàm với Taliban bắt đầu trong vòng 6 tháng tới đây tại Qatar, thì khi đó các lực lượng Nato, bao gồm các binh sĩ Hoa Kỳ, vẫn còn chiến đấu ở Afghanistan.
Ông Ismail Qasim Yar là người đứng đầu văn phòng quan hệ quốc tế của Thượng Hội đồng Hòa bình Afghanistan, cơ quan đại diện cho chính phủ ở Kabul trong cuộc thương thuyết với phe Taliban. Ông cho đài VOA biết rằng sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài không phải là một trở ngại lớn cho cuộc hòa đàm.
Ông Qasim nói rằng thời hạn 6 tháng để bắt đầu đàm phán là quá đầy đủ, vì giờ đây lân bang Pakistan, một nước có mối liên hệ lâu năm với phe Taliban, cũng quyết định tham gia các cuộc thương thuyết.
Hồi đầu tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland cho biết Washington sẽ tiếp tục dành quyền định đoạt cho chính phủ ở Kabul.
Bà Nuland cho biết: "Chúng tôi cam kết hậu thuẫn cho một tiến trình do Afghanistan lãnh đạo. Mục tiêu cho tất cả mọi người là một trật trật tự chính trị bao gồm nhiều thành phần trong một nước Afghanistan hùng cường, thống nhất và có chủ quyền."
Ông Ronald Neumann, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan, cho biết điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò của một nước bên lề cuộc hòa đàm, nhưng Washington không nên can thiệp quá nhiều.
Ông Neumann nói: "Mục tiêu của chúng ta, theo sự hiểu biết của tôi, là đưa các phe ngồi lại với nhau. Tất cả những điều kiện thật sự phải là những điều kiện về cách thức để Taliban và người dân Afghanistan chung sống với nhau và thỏa thuận sẽ có được là một thỏa thuận được toàn thể dân chúng Afghanistan chấp nhận. Đó là những gì mà người Afghanistan phải quyết định. Đó không phải là những gì mà Hoa Kỳ nên quyết định."
Theo ông Neumann, ngay cả trong trường hợp sự trợ giúp quân sự của Hoa Kỳ ở Afghanistan góp phần thúc đẩy phe Taliban ngôi vào bàn thương thuyết trong năm nay, việc Nato hoàn tất kế hoạch triệt thoái vào năm 2014 sẽ tạo sức ép để người Afghanistan nắm giữ vai trò lãnh đạo trong tiến trình hòa bình.
Ông Neumann nói tiếp: "Trong lúc Hoa Kỳ giảm thiểu quân số và rút đi gần hết, nếu có được một thỏa thuận thì thỏa thuận đó phải là một thỏa thuận mà người Afghanistan tin tưởng là sẽ được tôn trọng."
Tuy nhiên, việc tuân hành thỏa thuận sẽ là một vấn đề khó khăn vì phe Taliban ở Afghanistan không phải là một thực thể thuần nhất. Sự thành công của bất kỳ thỏa hiệp nào cũng sẽ tùy thuộc vào sự ưng thuận của nhiều lãnh chúa địa phương và của những viên chỉ huy của các nhóm chủ chiến có những mối quan hệ khác nhau với mạng lưới khủng bố al-Qaida – tất cả những người đã tập họp dưới lá cờ của phe Taliban để chiến đấu chống lại chính phủ Afghanistan và các lực lượng Nato.
Nỗ lực của chính phủ Afghanistan nhằm theo đuổi hòa bình với phe Taliban đã được thực hiện từ vài năm qua. Nhiều nhân vật làm trung gian cho Taliban đã nói chuyện với chính phủ ở Kabul, nhưng cho đến nay chưa có bên nào công khai bày tỏ những sự thay đổi trong các đòi hỏi của mình.
Một trong những đòi hỏi lớn nhất của Taliban là tất cả các lực lượng nước ngoài phải rời khỏi Afghanistan. Và sau hơn một thập niên giao tranh, các nước trong liên minh Nato chán ngán chiến tranh rất sẵn lòng để làm như vậy.
Các giới chức Nato cho biết liên minh quốc tế này đã chuyển 87% quyền kiểm soát an ninh cho các lực lượng Afghanistan. Nhưng nếu cuộc hòa đàm với Taliban bắt đầu trong vòng 6 tháng tới đây tại Qatar, thì khi đó các lực lượng Nato, bao gồm các binh sĩ Hoa Kỳ, vẫn còn chiến đấu ở Afghanistan.
Ông Ismail Qasim Yar là người đứng đầu văn phòng quan hệ quốc tế của Thượng Hội đồng Hòa bình Afghanistan, cơ quan đại diện cho chính phủ ở Kabul trong cuộc thương thuyết với phe Taliban. Ông cho đài VOA biết rằng sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài không phải là một trở ngại lớn cho cuộc hòa đàm.
Ông Qasim nói rằng thời hạn 6 tháng để bắt đầu đàm phán là quá đầy đủ, vì giờ đây lân bang Pakistan, một nước có mối liên hệ lâu năm với phe Taliban, cũng quyết định tham gia các cuộc thương thuyết.
Hồi đầu tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland cho biết Washington sẽ tiếp tục dành quyền định đoạt cho chính phủ ở Kabul.
Bà Nuland cho biết: "Chúng tôi cam kết hậu thuẫn cho một tiến trình do Afghanistan lãnh đạo. Mục tiêu cho tất cả mọi người là một trật trật tự chính trị bao gồm nhiều thành phần trong một nước Afghanistan hùng cường, thống nhất và có chủ quyền."
Ông Ronald Neumann, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan, cho biết điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò của một nước bên lề cuộc hòa đàm, nhưng Washington không nên can thiệp quá nhiều.
Ông Neumann nói: "Mục tiêu của chúng ta, theo sự hiểu biết của tôi, là đưa các phe ngồi lại với nhau. Tất cả những điều kiện thật sự phải là những điều kiện về cách thức để Taliban và người dân Afghanistan chung sống với nhau và thỏa thuận sẽ có được là một thỏa thuận được toàn thể dân chúng Afghanistan chấp nhận. Đó là những gì mà người Afghanistan phải quyết định. Đó không phải là những gì mà Hoa Kỳ nên quyết định."
Theo ông Neumann, ngay cả trong trường hợp sự trợ giúp quân sự của Hoa Kỳ ở Afghanistan góp phần thúc đẩy phe Taliban ngôi vào bàn thương thuyết trong năm nay, việc Nato hoàn tất kế hoạch triệt thoái vào năm 2014 sẽ tạo sức ép để người Afghanistan nắm giữ vai trò lãnh đạo trong tiến trình hòa bình.
Ông Neumann nói tiếp: "Trong lúc Hoa Kỳ giảm thiểu quân số và rút đi gần hết, nếu có được một thỏa thuận thì thỏa thuận đó phải là một thỏa thuận mà người Afghanistan tin tưởng là sẽ được tôn trọng."
Tuy nhiên, việc tuân hành thỏa thuận sẽ là một vấn đề khó khăn vì phe Taliban ở Afghanistan không phải là một thực thể thuần nhất. Sự thành công của bất kỳ thỏa hiệp nào cũng sẽ tùy thuộc vào sự ưng thuận của nhiều lãnh chúa địa phương và của những viên chỉ huy của các nhóm chủ chiến có những mối quan hệ khác nhau với mạng lưới khủng bố al-Qaida – tất cả những người đã tập họp dưới lá cờ của phe Taliban để chiến đấu chống lại chính phủ Afghanistan và các lực lượng Nato.