SEOUL —
Vào lúc bắt đầu chuyến công du 4 ngày đến 3 nước vùng Đông Bắc Á, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cảnh cáo rằng Bắc Triều Tiên sẽ gánh chịu nhiều hậu quả nếu tiến hành thêm một vụ thử nghiệm phi đạn.
Sau cuộc họp với Tổng thống và Ngoại trưởng của Nam Triều Tiên ngày hôm nay, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố rằng luận điệu hiếu chiến của Bắc Triều Tiên và hy vọng trở thành một cường quốc hạt nhân của họ đều là những việc không thể chấp nhận.
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới Seoul trong cương vị ngoại trưởng, ông Kerry cảnh cáo ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên, không được xúc tiến vụ thử nghiệm phi đạn đạn đạo tầm trung mà nhiều người cho là Bình Nhưỡng sắp sửa thực hiện. Ngoại trưởng Kerry nói:
"Việc ông ấy lựa chọn làm như vậy là một việc sai lầm vô cùng to lớn vì nó sẽ làm cho đất nước của ông ấy bị cô lập nhiều hơn nữa và tạo thêm sự cô lập cho người dân ở đó, những người, mà thật tình mà nói, là những người đang hết sức mong mỏi có được lương thực, chứ không phải những vụ phóng phi đạn."
Sau khi rời Nam Triều Tiên, ông Kerry sẽ đến Trung Quốc. Tại Seoul, ông Kerry nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc phải có hành động cụ thể để bảo đảm cho mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông nói:
"Trung Quốc có một khả năng vô cùng to lớn để góp phần tạo ra một sự khác biệt ở đây. Và tôi hy vọng là trong các cuộc thảo luận của chúng tôi khi tôi tới đó vào ngày mai chúng tôi sẽ có thể đưa ra một hướng đi có thể giảm thiểu căng thẳng, có thể làm cho nhân dân của hai miền nam bắc Triều Tiên và những người khác trên thế giới nhận thấy rằng mọi người đang tìm cách giải quyết vấn đề theo một đường hướng đúng đắn. Đó là hướng tới thương lượng và hướng tới việc giảm thiểu mức độ căng thẳng hiện nay."
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Yun Byung-se đã mô tả những lời đe dọa của Bình Nhưỡng là “một sự khiêu khích nghiêm trọng” đối với toàn thể cộng đồng quốc tế.
Cả hai giới chức này đồng ý với nhau là cánh cửa đối thoại vẫn rộng mở nếu Bắc Triều Tiên tuân hành những thỏa thuận quốc tế mà họ đã vi phạm liên quan tới việc phát triển các loại vũ khí giết người hàng loạt.
Sau khi thực hiện một vụ thử nghiệm phi đạn và một vụ thử nghiệm hạt nhân trong vài tháng qua, Bắc Triều Tiên đã dồn dập đưa ra những lời đe dọa nhắm vào Seoul và Washington. Trong số đó có việc đơn phương rút khỏi hiệp định đình chiến năm 1953, dọa thực hiện một vụ tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân nhắm vào Hoa Kỳ, và tuyên bố rằng hai miền Triều Tiên đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Hồi đầu tuần này, Bình Nhưỡng cũng rút toàn bộ 53.000 công nhân ra khỏi khu công nghiệp Kaesong, liên doanh duy nhất còn sót lại với miền nam.
Trong lúc ông Kerry hội họp với các nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã đưa ra lời hăm dọa mới nhất nhắm vào Nhật Bản. Bình Nhưỡng nói rằng Nhật Bản sẽ “bị thiêu hủy trong ngọn lửa hạt nhân” nếu họ bắn rơi phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Kerry sẽ kết thúc chuyến công du Á châu lần này tại Tokyo.
Sau cuộc họp với Tổng thống và Ngoại trưởng của Nam Triều Tiên ngày hôm nay, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố rằng luận điệu hiếu chiến của Bắc Triều Tiên và hy vọng trở thành một cường quốc hạt nhân của họ đều là những việc không thể chấp nhận.
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới Seoul trong cương vị ngoại trưởng, ông Kerry cảnh cáo ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên, không được xúc tiến vụ thử nghiệm phi đạn đạn đạo tầm trung mà nhiều người cho là Bình Nhưỡng sắp sửa thực hiện. Ngoại trưởng Kerry nói:
"Việc ông ấy lựa chọn làm như vậy là một việc sai lầm vô cùng to lớn vì nó sẽ làm cho đất nước của ông ấy bị cô lập nhiều hơn nữa và tạo thêm sự cô lập cho người dân ở đó, những người, mà thật tình mà nói, là những người đang hết sức mong mỏi có được lương thực, chứ không phải những vụ phóng phi đạn."
Sau khi rời Nam Triều Tiên, ông Kerry sẽ đến Trung Quốc. Tại Seoul, ông Kerry nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc phải có hành động cụ thể để bảo đảm cho mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ông nói:
"Trung Quốc có một khả năng vô cùng to lớn để góp phần tạo ra một sự khác biệt ở đây. Và tôi hy vọng là trong các cuộc thảo luận của chúng tôi khi tôi tới đó vào ngày mai chúng tôi sẽ có thể đưa ra một hướng đi có thể giảm thiểu căng thẳng, có thể làm cho nhân dân của hai miền nam bắc Triều Tiên và những người khác trên thế giới nhận thấy rằng mọi người đang tìm cách giải quyết vấn đề theo một đường hướng đúng đắn. Đó là hướng tới thương lượng và hướng tới việc giảm thiểu mức độ căng thẳng hiện nay."
Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Yun Byung-se đã mô tả những lời đe dọa của Bình Nhưỡng là “một sự khiêu khích nghiêm trọng” đối với toàn thể cộng đồng quốc tế.
Cả hai giới chức này đồng ý với nhau là cánh cửa đối thoại vẫn rộng mở nếu Bắc Triều Tiên tuân hành những thỏa thuận quốc tế mà họ đã vi phạm liên quan tới việc phát triển các loại vũ khí giết người hàng loạt.
Sau khi thực hiện một vụ thử nghiệm phi đạn và một vụ thử nghiệm hạt nhân trong vài tháng qua, Bắc Triều Tiên đã dồn dập đưa ra những lời đe dọa nhắm vào Seoul và Washington. Trong số đó có việc đơn phương rút khỏi hiệp định đình chiến năm 1953, dọa thực hiện một vụ tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân nhắm vào Hoa Kỳ, và tuyên bố rằng hai miền Triều Tiên đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Hồi đầu tuần này, Bình Nhưỡng cũng rút toàn bộ 53.000 công nhân ra khỏi khu công nghiệp Kaesong, liên doanh duy nhất còn sót lại với miền nam.
Trong lúc ông Kerry hội họp với các nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên đã đưa ra lời hăm dọa mới nhất nhắm vào Nhật Bản. Bình Nhưỡng nói rằng Nhật Bản sẽ “bị thiêu hủy trong ngọn lửa hạt nhân” nếu họ bắn rơi phi đạn của Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Kerry sẽ kết thúc chuyến công du Á châu lần này tại Tokyo.