Đường dẫn truy cập

Mỹ mưu tìm sự linh động với ngân sách ngoại viện bị giảm thiểu


Tổng thống Obama yêu cầu một ngân sách 42,6 tỉ đô la cho Bộ Ngoại Giao trong những chi tiêu cho cơ quan ngoại viện Mỹ, giảm chút ít so với ngân sách hiện nay.
Tổng thống Obama yêu cầu một ngân sách 42,6 tỉ đô la cho Bộ Ngoại Giao trong những chi tiêu cho cơ quan ngoại viện Mỹ, giảm chút ít so với ngân sách hiện nay.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ hoạt động với khoản tiền 46,2 tỉ đô la trong năm tới dựa theo ngân sách mà Tổng thống Barack Obama đề nghị cho năm tài khóa 2015, giảm thiểu đôi chút so với ngân sách năm nay. Đề nghị này bao gồm những khoản cắt giảm đối với các chương trình viện trợ nước ngoài. Theo tường thuật của thông tín viên Jeff Seldin của đài VOA, sự cắt giảm đó đã bắt đầu ảnh hưởng tới cách thức Bộ Ngoại giao phân bổ viện trợ.

Các giới chức Bộ Ngoại giao cho biết ngân khoản mà họ yêu cầu được cung cấp chỉ chiếm khoảng 1% ngân sách của chính phủ Mỹ. Nhưng họ nói thêm rằng cần có sự linh động vì nền kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn phục hồi sau vụ suy thoái kinh tế và có những mối lo ngại về khoản nợ quốc gia.

Về việc này, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Heather Higginbottom phát biểu như sau.

"Ngân sách này cung cấp ngân khoản cho những công tác cần thiết để duy trì sự đầu tư dài hạn vào nền an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ trong lúc thừa nhận những hạn chế đáng kể về tài chánh mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt."

Bà Higgibotttom nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn lực cho những nơi như Trung Đông, bất chấp những sự hạn chế về ngân sách.

"Bao gồm các mối quan hệ đối tác của chúng ta với những đồng minh then chốt như Israel và Jordan và duy trì sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các đối tác ở Tunisia, Ai Cập, Libya và Li Băng."

Sự hỗ trợ dành cho Ai Cập vẫn tiếp tục mặc dù các nhà lãnh đạo quân sự ở Cairo đã tìm cách tăng cường quan hệ với Nga và muốn nhận được từ Moscow các loại vũ khí và những sự trợ giúp khác.

Tuy nhiên, nhà phân tích Todd Harrison của Trung tâm Thẩm định Chiến lược và Ngân sách, nói rằng viện trợ cho những nước như Ai Cập thường mang lại những kết quả tốt.

"Đây là một sự đầu tư tốt cho những lúc xảy ra khủng hoảng ngõ hầu chúng ta có thể có được những kênh liên lạc, cả chính thức lẫn phi chính thức."

Tính chung, ngân sách ngoại viện năm tới nằm ở mức 30,3 tỉ đô la, giảm 6% so với năm tài khóa 2014. Những sự cắt giảm tập trung vào các chương trình trợ giúp cho Iraq, Pakistan và Afghanistan, là nước mà binh sĩ tác chiến Mỹ sẽ triệt thoái vào cuối năm nay.

Bộ Ngoại giao cho biết họ dự trù gia tăng chi tiêu cho khu vực Á châu Thái bình dương. Ngoại viện cho khu vực này sẽ tăng 8%, lên tới 1,4 tỉ đô la.

Và tại những nơi như Phi châu, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Rajiv Shah nói rằng Washington muốn gia tăng các hoạt động bằng cách làm việc chung với những đối tác khác.

"Bằng cách tận dụng những mối quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư và tận dụng sự sáng tạo, chúng ta có thể mang lại những kết quả tốt đẹp hơn và có tính chất chuyên chú nhiều hơn."

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng quyết định dành riêng hơn 500 triệu đô la để giúp đỡ các nước trên thế giới phòng chống thiên tai và giảm thiểu tác động của nạn biến đổi khí hậu.

VOA Express

XS
SM
MD
LG