Đường dẫn truy cập

Mỹ muốn Nhật Bản giúp tàu chiến sẵn sàng chiến đấu ở châu Á


Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson của Mỹ đi vào căn cứ hải quân của Hàn Quốc ở thành phố cảng Busan hôm 21/11/2023.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Carl Vinson của Mỹ đi vào căn cứ hải quân của Hàn Quốc ở thành phố cảng Busan hôm 21/11/2023.

Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm một thỏa thuận để các nhà máy đóng tàu của Nhật thường xuyên đại tu và bảo trì các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ để chúng có thể ở lại vùng biển châu Á sẵn sàng cho bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết hôm 19/1.

“Trung Quốc theo dõi những tàu nào ra vào (vùng biển châu Á). Đây không phải là bí mật, họ biết chuyện gì đang xảy ra. Vì vậy, họ đánh giá khả năng răn đe của bạn,” Đại sứ Emanuel nói với các phóng viên tại căn cứ hải quân Yokosuka gần Tokyo.

Theo một báo cáo thường niên được Lầu Năm Góc công bố vào tháng 10, Trung Quốc có hơn 370 tàu chiến và tàu ngầm, tăng so với con số 340 tàu mà họ có vào năm 2023, khiến nước này trở thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về mặt số lượng.

Theo ĐS Emanuel, việc sử dụng ụ tàu khô của Nhật Bản sẽ giảm bớt áp lực cho các xưởng tàu của Mỹ đang phải vật lộn với lượng tồn đọng bảo trì lên tới 4.000 ngày và cho phép họ tập trung vào việc đóng tàu để Hoa Kỳ mở rộng đội tàu của mình.

Ông Emanuel cho biết thêm rằng Washington và Tokyo đã thành lập một hội đồng để vạch ra kế hoạch chung cho công việc bảo trì.

Nhật Bản, đồng minh của Mỹ, là nơi tập trung sức mạnh quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ ở nước ngoài, bao gồm nhóm tác chiến tàu sân bay được triển khai ở tiền phương duy nhất hoạt động từ Yokosuka. Nhóm tàu chiến này thuộc Hạm đội 7, chỉ huy tới 70 tàu chiến và tàu ngầm từ trụ sở chính tại căn cứ hải quân Nhật Bản.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG