Hoa Kỳ đã cùng với các nước khác lên án vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên mà họ gọi là một hành động “khiêu khích cao độ”.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tommy Vietor nói rằng vụ phóng này đe dọa an ninh khu vực và là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không cho Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.
Ông Vietor tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “cảnh giác trước sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên và giữ vững cam kết đối với an ninh của các nước đồng minh trong khu vực.”
Ông Vietor nói rằng Washington sẽ làm việc với Liên hiệp quốc để thực hiện “những hành động thích đáng.”
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon chỉ trích Bắc Triều Tiên về việc làm ngơ trước điều mà ông gọi là “những lời kêu gọi mạnh mẽ và nhất trí” của cộng đồng quốc tế.
Ông Moon cho biết ông lo ngại về những hậu quả tiêu cực của vụ phóng này đối với hòa bình và ổn định của khu vực.
Tại Brussels, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói rằng hành động đó có thể gây thêm bất ổn cho bán đảo Triều Tiên và kêu gọi Bắc Triều Tiên “chu toàn những nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.”
Trong khi đó, Liên hiệp Âu Châu đã dọa áp dụng thêm các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng.
Ủy viên chính sách đối ngoại của liên hiệp này, bà Catherine Ashton, cho biết Liên hiệp Âu Châu đang xem xét một phản ứng thích đáng, bao gồm “những biện pháp hạn chế bổ sung.”
Trung Quốc, đồng minh chính và là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, đã bày tỏ “hối tiếc” về vụ phóng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng Bình Nhưỡng nên tuân hành các nghị quyết “liên hệ” của Liên hiệp quốc, nhưng ông nói thêm rằng nghị quyết của Liên hiệp quốc nên có tính chất “thận trọng và chừng mực.”
Một bài bình luận trước đó của Tân Hoa Xã nói rằng Bắc Triều Tiên “có quyền thực hiện công tác thám hiểm không gian cho mục đích hòa bình”. Bài bình luận kêu gọi các bên bình tĩnh.
Bộ ngoại giao Nga đã bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc” về hành động của Bắc Triều Tiên và nói rằng điều đó đi ngược với ý kiến của cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Anh William Hague đã phổ biến một thông cáo để mạnh mẽ chỉ trích Bắc Triều Tiên về điều mà ông gọi là “đặt vụ phóng này lên trên việc cải thiện cuộc sống của người dân.”
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tommy Vietor nói rằng vụ phóng này đe dọa an ninh khu vực và là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không cho Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.
Ông Vietor tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “cảnh giác trước sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên và giữ vững cam kết đối với an ninh của các nước đồng minh trong khu vực.”
Ông Vietor nói rằng Washington sẽ làm việc với Liên hiệp quốc để thực hiện “những hành động thích đáng.”
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon chỉ trích Bắc Triều Tiên về việc làm ngơ trước điều mà ông gọi là “những lời kêu gọi mạnh mẽ và nhất trí” của cộng đồng quốc tế.
Ông Moon cho biết ông lo ngại về những hậu quả tiêu cực của vụ phóng này đối với hòa bình và ổn định của khu vực.
Tại Brussels, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói rằng hành động đó có thể gây thêm bất ổn cho bán đảo Triều Tiên và kêu gọi Bắc Triều Tiên “chu toàn những nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.”
Trong khi đó, Liên hiệp Âu Châu đã dọa áp dụng thêm các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng.
Ủy viên chính sách đối ngoại của liên hiệp này, bà Catherine Ashton, cho biết Liên hiệp Âu Châu đang xem xét một phản ứng thích đáng, bao gồm “những biện pháp hạn chế bổ sung.”
Trung Quốc, đồng minh chính và là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, đã bày tỏ “hối tiếc” về vụ phóng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng Bình Nhưỡng nên tuân hành các nghị quyết “liên hệ” của Liên hiệp quốc, nhưng ông nói thêm rằng nghị quyết của Liên hiệp quốc nên có tính chất “thận trọng và chừng mực.”
Một bài bình luận trước đó của Tân Hoa Xã nói rằng Bắc Triều Tiên “có quyền thực hiện công tác thám hiểm không gian cho mục đích hòa bình”. Bài bình luận kêu gọi các bên bình tĩnh.
Bộ ngoại giao Nga đã bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc” về hành động của Bắc Triều Tiên và nói rằng điều đó đi ngược với ý kiến của cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Anh William Hague đã phổ biến một thông cáo để mạnh mẽ chỉ trích Bắc Triều Tiên về điều mà ông gọi là “đặt vụ phóng này lên trên việc cải thiện cuộc sống của người dân.”