Quyết định tranh cử tổng thống Ai Cập của tướng Abdel Fattah el-Sissi được đưa ra khi Hoa Kỳ đang thúc giục Cairo cải thiện việc đối xử với các nhà báo và các đối thủ chính trị. Thông tín viên Scott Stearns của VOA tại Bộ Ngoại giao Mỹ tường thuật về vấn đề quyết định này có ý nghĩa như thế nào đối với chính quyền Obama khi họ đang cố gắng cân bằng việc hỗ trợ cho nền dân chủ Ai Cập và các mối quan tâm về an ninh ở Ả Rập Saudi.
Việc ứng cử của cựu tướng lãnh này đã được dự liệu từ nhiều tháng. Do đó, giới hữu trách Hoa Kỳ cho biết hiện họ đang tập trung vào vấn đề tự do cho tiến trình bầu cử của Ai Cập. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf phát biểu như sau:
“Người dân Ai Cập toàn quyền quyết định về tương lai của họ. Chúng tôi cũng nhiều lần nói rằng khi người dân Ai Cập đến các điểm bỏ phiếu để làm điều đó, thì phải có một bầu không khí tự do, không bị đe dọa, để họ cảm thấy họ có thể bỏ phiếu hay ủng hộ bất cứ đảng phái nào hay bất cứ ứng viên nào mà họ muốn. Chúng tôi cũng đã bày tỏ với chính phủ lâm thời Ai Cập sự quan tâm về khả năng công dân được tự do bày tỏ quan điểm của họ”.
Hầu hết những mối quan tâm hồi gần đây của Hoa Kỳ về nhân quyền đã xuất hiện sau vụ ông el-Sissi lật đổ chính phủ đầu tiên của Ai Cập được dân chúng bầu lên một cách dân chủ. Điều này khiến cho Washington rơi vào thế mà cựu đại sứ Hoa Kỳ Adam Ereli gọi là vị thế khó xử:
“Mặt tốt là: họ đang điều hành công việc trôi chảy. Mặt xấu là: Họ đang đàn áp rất nhiều những tiếng nói bất đồng. Và không nhất thiết là những bất đồng không trung thành, nhưng là bất cứ sự bất đồng chính kiến nào. Điều đó khiến tổng thống Obama và chính quyền của ông quan tâm. Thực sự là như vậy”.
Các mối quan tâm đó không được chia sẻ bởi các đồng minh của Washington trong khối Ả Rập, là những nước chống đối nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo bị ông el-Sissi lật đổ. Về việc này Đại sứ Ereli cho biết như sau:
“Ả Rập Saudi và Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập hoàn toàn ủng hộ ông Sissi và chính quyền hiện tại ở Ai Cập vì họ cho rằng hỗn loạn sẽ xảy ra nếu có một thế lực nào khác lên nắm quyền."
Nhưng các lực lượng an ninh Ai Cập có phần chắc sẽ khiến sự hỗn loạn lan rộng trong một bầu khí chính trị bất ổn. Đó là nhân định của giáo sư Hillary Mann Leverett của trường đại học American University:
“Đó là tra tấn, bỏ tù, đàn áp hoàn toàn. Thậm chí chúng ta còn thấy các lãnh đạo của Huynh Đệ Hồi Giáo bị mang ra xử tử công khai. Đó là những việc chỉ làm cho Huynh Đệ Hồi Giáo trở nên quá khích mà thôi, như nó đã từng xảy ra trong các nhiệm kỳ tổng thống trước đó ở Ai Cập dưới thời ông Nasser và ông Sadat. Những việc đó cũng đã là dấu hiệu báo trước sự hình thành của al-Qaida.
Đó là những mối đe dọa mà bà Leverett nói rằng không thể được giải quyết bằng cách về phe với Saudi để ủng hộ cho tướng Sissi:
“Ý tưởng cho rằng chúng ta có thể làm việc với Ả Rập Saudi và Ai Cập để trấn áp những quan điểm của đa số dân chúng, những ý kiến bất đồng của công chúng, là một ý tưởng đưa tới tai họa”.
Đào sâu về sự chia rẽ của Washington với Riyadh là cuộc chiến ở Syria, nơi mà Ả Rập Saudi muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò chủ động hơn để ủng hộ phe nổi dậy chống lại chính quyền tại Damascus.
Nhà phân tích Steve Heydemann của Viện Hòa Bình Hoa Kỳ cho rằng điều đó đang ảnh hưởng đến cách tiếp cận của Ả Rập Saudi đối với cuộc bầu cử ở Ai Cập:
"Tôi nghĩ rằng nó làm tăng mối rủi ro là Ả rập Xê-út sẽ có lập trường khác với lập trường mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy đối với những sự việc đang xảy ra ở Ai Cập. Sẽ có rất nhiều hiệu ứng lan tỏa tiếp theo sau."
Sau các cuộc họp ở Ý, tổng thống Obama đã tới Ả Rập Saudi để họp với quốc vương Abdullah. Những vấn đề quan tâm bao gồm dân chủ ở Ai Cập, cuộc chiến Syria, những nỗ lực để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và cuộc đàm phán hòa bình Israel – Palestine.
Việc ứng cử của cựu tướng lãnh này đã được dự liệu từ nhiều tháng. Do đó, giới hữu trách Hoa Kỳ cho biết hiện họ đang tập trung vào vấn đề tự do cho tiến trình bầu cử của Ai Cập. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf phát biểu như sau:
“Người dân Ai Cập toàn quyền quyết định về tương lai của họ. Chúng tôi cũng nhiều lần nói rằng khi người dân Ai Cập đến các điểm bỏ phiếu để làm điều đó, thì phải có một bầu không khí tự do, không bị đe dọa, để họ cảm thấy họ có thể bỏ phiếu hay ủng hộ bất cứ đảng phái nào hay bất cứ ứng viên nào mà họ muốn. Chúng tôi cũng đã bày tỏ với chính phủ lâm thời Ai Cập sự quan tâm về khả năng công dân được tự do bày tỏ quan điểm của họ”.
Hầu hết những mối quan tâm hồi gần đây của Hoa Kỳ về nhân quyền đã xuất hiện sau vụ ông el-Sissi lật đổ chính phủ đầu tiên của Ai Cập được dân chúng bầu lên một cách dân chủ. Điều này khiến cho Washington rơi vào thế mà cựu đại sứ Hoa Kỳ Adam Ereli gọi là vị thế khó xử:
“Mặt tốt là: họ đang điều hành công việc trôi chảy. Mặt xấu là: Họ đang đàn áp rất nhiều những tiếng nói bất đồng. Và không nhất thiết là những bất đồng không trung thành, nhưng là bất cứ sự bất đồng chính kiến nào. Điều đó khiến tổng thống Obama và chính quyền của ông quan tâm. Thực sự là như vậy”.
Các mối quan tâm đó không được chia sẻ bởi các đồng minh của Washington trong khối Ả Rập, là những nước chống đối nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo bị ông el-Sissi lật đổ. Về việc này Đại sứ Ereli cho biết như sau:
“Ả Rập Saudi và Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập hoàn toàn ủng hộ ông Sissi và chính quyền hiện tại ở Ai Cập vì họ cho rằng hỗn loạn sẽ xảy ra nếu có một thế lực nào khác lên nắm quyền."
Nhưng các lực lượng an ninh Ai Cập có phần chắc sẽ khiến sự hỗn loạn lan rộng trong một bầu khí chính trị bất ổn. Đó là nhân định của giáo sư Hillary Mann Leverett của trường đại học American University:
“Đó là tra tấn, bỏ tù, đàn áp hoàn toàn. Thậm chí chúng ta còn thấy các lãnh đạo của Huynh Đệ Hồi Giáo bị mang ra xử tử công khai. Đó là những việc chỉ làm cho Huynh Đệ Hồi Giáo trở nên quá khích mà thôi, như nó đã từng xảy ra trong các nhiệm kỳ tổng thống trước đó ở Ai Cập dưới thời ông Nasser và ông Sadat. Những việc đó cũng đã là dấu hiệu báo trước sự hình thành của al-Qaida.
Đó là những mối đe dọa mà bà Leverett nói rằng không thể được giải quyết bằng cách về phe với Saudi để ủng hộ cho tướng Sissi:
“Ý tưởng cho rằng chúng ta có thể làm việc với Ả Rập Saudi và Ai Cập để trấn áp những quan điểm của đa số dân chúng, những ý kiến bất đồng của công chúng, là một ý tưởng đưa tới tai họa”.
Đào sâu về sự chia rẽ của Washington với Riyadh là cuộc chiến ở Syria, nơi mà Ả Rập Saudi muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò chủ động hơn để ủng hộ phe nổi dậy chống lại chính quyền tại Damascus.
Nhà phân tích Steve Heydemann của Viện Hòa Bình Hoa Kỳ cho rằng điều đó đang ảnh hưởng đến cách tiếp cận của Ả Rập Saudi đối với cuộc bầu cử ở Ai Cập:
"Tôi nghĩ rằng nó làm tăng mối rủi ro là Ả rập Xê-út sẽ có lập trường khác với lập trường mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy đối với những sự việc đang xảy ra ở Ai Cập. Sẽ có rất nhiều hiệu ứng lan tỏa tiếp theo sau."
Sau các cuộc họp ở Ý, tổng thống Obama đã tới Ả Rập Saudi để họp với quốc vương Abdullah. Những vấn đề quan tâm bao gồm dân chủ ở Ai Cập, cuộc chiến Syria, những nỗ lực để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và cuộc đàm phán hòa bình Israel – Palestine.