Hoa Kỳ đang dự tính thành lập một hệ thống lá chắn phòng thủ phi đạn ở Châu Á để kiềm chế các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên và chống lại các khả năng phi đạn của Trung Quốc đang phát triển.
Báo Wall Street Journal của Mỹ cho hay hệ thống này có thể bao gồm một hệ thống radar mới ở miền Nam Nhật Bản và có thể là ở Đông Nam Á nữa.
Theo tờ Telegraph của Anh ngày 23/8, tin này được đưa ra sau khi một giới chức Hoa Kỳ không nêu tên cho Tuần báo Quốc phòng Jane’s Defence biết rằng quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm phi đạn đạn đạo liên lục địa hôm 24/7 với tầm bắn xa có thể tấn công bất kỳ thành phố nào ở Hoa Kỳ.
Tuần báo này cho hay phi đạn mà Trung Quốc thử nghiệm DF-41 có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân riêng rẽ, mỗi đầu đạn có thể được lập trình tấn công một mục đích riêng.
Ngoài ra, Ngũ Giác Đài cũng quan ngại trước việc Trung Quốc phát triển phi đạn chống tàu mới có thể tấn công các hạm đội của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Các phi đạn này có tầm bắn 930 dặm được thiết kế để ngăn không cho tàu Mỹ áp tới Biển Đông, khu vực đang có tranh chấp căng thẳng.
Báo The Australian cùng ngày 23/8 dẫn nguồn tin từ giới chức hải quân Mỹ cho biết Hoa Kỳ đang lên kế hoạch mở rộng hạm đội các tàu chiến có khả năng phòng thủ phi đạn đạn đạo, từ 26 chiếc hiện nay lên thành 36 chiếc vào năm 2018. Các giới chức Mỹ nói 60% trong số này có phần chắc sẽ được bố trí tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó một ngày, hôm 22/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta một lần nữa khẳng định là Mỹ sẽ tập trung và đưa lực lượng vào khu vực Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ khẳng định chuyển trọng tâm về Châu Á là ưu tiên chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ hiện nay. Về vấn đề Biển Đông, Mỹ đang nỗ lực cổ súy cho một giải pháp đa phương dựa trên luật lệ quốc tế và khẳng định là Washington không đứng về bên nào.
Một phát biểu mới đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, tái xác nhận điều này:
“Chúng tôi không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp này. Chúng tôi muốn nhìn thấy vấn đề được giải tỏa giữa các bên. Chúng tôi mong các bên dành chủ quyền giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ôn hòa. Bất kỳ hành động khiêu khích nào sẽ không mang lại lợi ích gì trong vấn đề này.”
Dù vậy, các kế hoạch tăng cường quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực đã bị Trung Quốc cực lực phản đối, với những chỉ trích kịch liệt từ truyền thông Trung Quốc yêu cầu Mỹ chớ ‘nhúng mũi’vào chuyện Biển Đông.
Tờ China Daily ngày 23/8 đăng bài tiếp tục cáo buộc Mỹ can thiệp vào khu vực, nhất là vùng Biển Đông, để tìm cách kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực.
China Daily cảnh cáo rằng các thông điệp lẫn lộn của Mỹ đưa ra đối với các vấn đề quan trọng tại đây có thể dẫn tới những hiệu ứng ngược đối với nền hòa bình-ổn định trong khu vực.
Với lời tố cáo tương tự, Tân Hoa xã cùng ngày 23/8 đăng tải bài yêu cầu Mỹ ngưng gây thêm căng thẳng cho Biển Đông.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc nói kể từ khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền hồi năm 2009 tới nay, Hoa Kỳ đã khởi sự bành trướng can thiệp vào một loạt các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ở Biển Đông.
Bài báo của Tân Hoa xã yêu cầu Mỹ thay vì cam kết suông là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, Hoa Kỳ nên bắt đầu thật sự tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông để tránh các tình huống gây cấn.
Nguồn: The Australian, Telegraph, Xinhua, China Daily
Báo Wall Street Journal của Mỹ cho hay hệ thống này có thể bao gồm một hệ thống radar mới ở miền Nam Nhật Bản và có thể là ở Đông Nam Á nữa.
Theo tờ Telegraph của Anh ngày 23/8, tin này được đưa ra sau khi một giới chức Hoa Kỳ không nêu tên cho Tuần báo Quốc phòng Jane’s Defence biết rằng quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm phi đạn đạn đạo liên lục địa hôm 24/7 với tầm bắn xa có thể tấn công bất kỳ thành phố nào ở Hoa Kỳ.
Tuần báo này cho hay phi đạn mà Trung Quốc thử nghiệm DF-41 có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân riêng rẽ, mỗi đầu đạn có thể được lập trình tấn công một mục đích riêng.
Ngoài ra, Ngũ Giác Đài cũng quan ngại trước việc Trung Quốc phát triển phi đạn chống tàu mới có thể tấn công các hạm đội của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Các phi đạn này có tầm bắn 930 dặm được thiết kế để ngăn không cho tàu Mỹ áp tới Biển Đông, khu vực đang có tranh chấp căng thẳng.
Báo The Australian cùng ngày 23/8 dẫn nguồn tin từ giới chức hải quân Mỹ cho biết Hoa Kỳ đang lên kế hoạch mở rộng hạm đội các tàu chiến có khả năng phòng thủ phi đạn đạn đạo, từ 26 chiếc hiện nay lên thành 36 chiếc vào năm 2018. Các giới chức Mỹ nói 60% trong số này có phần chắc sẽ được bố trí tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó một ngày, hôm 22/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta một lần nữa khẳng định là Mỹ sẽ tập trung và đưa lực lượng vào khu vực Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ khẳng định chuyển trọng tâm về Châu Á là ưu tiên chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ hiện nay. Về vấn đề Biển Đông, Mỹ đang nỗ lực cổ súy cho một giải pháp đa phương dựa trên luật lệ quốc tế và khẳng định là Washington không đứng về bên nào.
Một phát biểu mới đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, tái xác nhận điều này:
“Chúng tôi không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp này. Chúng tôi muốn nhìn thấy vấn đề được giải tỏa giữa các bên. Chúng tôi mong các bên dành chủ quyền giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ôn hòa. Bất kỳ hành động khiêu khích nào sẽ không mang lại lợi ích gì trong vấn đề này.”
Dù vậy, các kế hoạch tăng cường quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực đã bị Trung Quốc cực lực phản đối, với những chỉ trích kịch liệt từ truyền thông Trung Quốc yêu cầu Mỹ chớ ‘nhúng mũi’vào chuyện Biển Đông.
Tờ China Daily ngày 23/8 đăng bài tiếp tục cáo buộc Mỹ can thiệp vào khu vực, nhất là vùng Biển Đông, để tìm cách kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực.
China Daily cảnh cáo rằng các thông điệp lẫn lộn của Mỹ đưa ra đối với các vấn đề quan trọng tại đây có thể dẫn tới những hiệu ứng ngược đối với nền hòa bình-ổn định trong khu vực.
Với lời tố cáo tương tự, Tân Hoa xã cùng ngày 23/8 đăng tải bài yêu cầu Mỹ ngưng gây thêm căng thẳng cho Biển Đông.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc nói kể từ khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền hồi năm 2009 tới nay, Hoa Kỳ đã khởi sự bành trướng can thiệp vào một loạt các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ở Biển Đông.
Bài báo của Tân Hoa xã yêu cầu Mỹ thay vì cam kết suông là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, Hoa Kỳ nên bắt đầu thật sự tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông để tránh các tình huống gây cấn.
Nguồn: The Australian, Telegraph, Xinhua, China Daily