TÒA BẠCH ỐC —
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ tiếp tục cam kết mạnh mẽ ủng hộ Iraq trong cuộc chiến của nước này chống các nhóm chủ chiến liên kết với al-Qaida, nhưng một lần nữa khẳng định rằng quân đội Mỹ sẽ không trở lại lãnh thổ Iraq. Từ Tòa Bạch Ốc, thông tín viên Dan Robinson của đài VOA có bài tường trình sau đây.
Làn sóng giao tranh đang nổi lên giữa quân đội chính phủ Iraq với các phần tử chủ chiến liên kết với al-Qaida khiến Tòa Bạch Ốc lo ngại. Hoa Kỳ đang đẩy nhanh việc chuyển giao phi đạn không đối đất Hellfire cho Baghdad.
Trong tình hình con số thương vong đang ngày càng tăng ở Iraq, Hoa Kỳ hối thúc chính phủ ở Baghdad phối hợp với những nhà lãnh đạo bộ tộc ở tỉnh Anbar có đa cư dân là người Hồi giáo Sunni và với các nhân vật lãnh đạo chính trị quốc gia để cô lập các phần tử chủ chiến al-Qaida.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Nouri al-Maliki kêu gọi người dân Fallujah đánh đuổi các phần tử chủ chiến thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, gọi tắt là ISIL, có liên kết với al-Qaida.
Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói rằng trong lúc Hoa Kỳ tăng nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Baghdad, Iraq phải tự định đoạt về việc lãnh đạo, cả trong cuộc chiến đấu trên thực địa lẫn điều mà ông gọi là chiến lược “tổng thể”, nhằm cô lập các phần tử chủ chiến,.
"Chúng tôi đang tăng nhanh việc chuyển giao vũ khí bán cho Iraq và đang tìm cách giao thêm một chuyến hàng phi đạn Hellfire nội trong mùa xuân này. Những phi đạn này chỉ là một phần nhỏ của chiến lược tổng thể, nhưng chúng tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn không cho các phần tử chủ chiến của tổ chức ISIL có được những khu ẩn náu an toàn mà họ đang tìm cách hình thành ở miền tây Iraq."
Phát ngôn viên Ngũ giác đài, Ðại tá Steve Warren, nêu ra một số thành quả trong việc cô lập hóa các nhóm liên kết với al-Qaida.
"Chúng tôi ghi nhận được một số thành công ban đầu của chiến lược này tại Ramadi. Các lực lượng bộ tộc và cảnh sát, với sự yểm trợ của quân đội về việc quan sát tổng thể, hình như đã cô lập được các nhóm ISIL tại một số nơi trong thành phố. Tuy nhiên đó mới chỉ là những kết quả ban đầu."
Trong chương trình hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Iraq còn có 10 máy bay trinh sát không người lái để giúp các lực lượng Iraq truy tìm các phần tử khủng bố, và 48 máy bay tầm thấp không người lái sẽ được chuyển giao trong năm nay.
Trả lời cho câu hỏi về phản ứng của Tổng thống Obama đối với một số Thượng nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích tình hình xấu đi tại Iraq sau khi các lực lượng Mỹ rút lui, người phát ngôn Carney của Tòa Bạch Ốc nói:
"Nếu các đại biểu đó muốn nói rằng nên có binh sĩ Mỹ chiến đấu và hy sinh tại Fallujah hôm nay, thì họ nên nói thẳng như vậy."
Ông Carney nói rằng xung đột giáo phái đã có ở Iraq ngay cả khi các lực lượng Hoa Kỳ đồn trú tại đó với quân số lên đến 150.000 người.
Sự liên hệ giữa tình hình xấu đi tại Iraq và một tình huống tương tự có thể xuất hiện ở Afghanistan đang là một mối lo ngại cho Tòa Bạch Ốc và Quốc hội sau những năm tổn thất về xương máu và tiêu tốn nhiều tiền của.
Hoa Kỳ đang chờ Afghanistan ký kết Hiệp ước An ninh Song phương. Cho đến giờ, Tổng thống Hamid Karzai vẫn không chịu ký hiệp ước, mặc dù văn kiện này đã được hội đồng bô lão Loya Jirga chấp thuận.
Ông Jay Carney lập lại rằng Hoa Kỳ và NATO không thể lập kế hoạch cho quân đội lưu lại Afghanistan sau năm 2014, trong đó có các chương trình huấn luyện và vai trò chống khủng bố của một số lực lượng Hoa Kỳ, cho đến khi nào hiệp ước này được ký kết.
Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc nói rằng đây là vấn đề cần được đúc kết trong thời gian vài tuần lễ chứ không phải vài tháng, và nếu thỏa thuận không được đúc kết sớm thì Hoa Kỳ và các đồng minh buộc phải bắt đầu tính đến phương án không có binh sĩ của Mỹ và NATO lưu lại Afghanistan.
Làn sóng giao tranh đang nổi lên giữa quân đội chính phủ Iraq với các phần tử chủ chiến liên kết với al-Qaida khiến Tòa Bạch Ốc lo ngại. Hoa Kỳ đang đẩy nhanh việc chuyển giao phi đạn không đối đất Hellfire cho Baghdad.
Trong tình hình con số thương vong đang ngày càng tăng ở Iraq, Hoa Kỳ hối thúc chính phủ ở Baghdad phối hợp với những nhà lãnh đạo bộ tộc ở tỉnh Anbar có đa cư dân là người Hồi giáo Sunni và với các nhân vật lãnh đạo chính trị quốc gia để cô lập các phần tử chủ chiến al-Qaida.
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Nouri al-Maliki kêu gọi người dân Fallujah đánh đuổi các phần tử chủ chiến thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, gọi tắt là ISIL, có liên kết với al-Qaida.
Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói rằng trong lúc Hoa Kỳ tăng nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Baghdad, Iraq phải tự định đoạt về việc lãnh đạo, cả trong cuộc chiến đấu trên thực địa lẫn điều mà ông gọi là chiến lược “tổng thể”, nhằm cô lập các phần tử chủ chiến,.
"Chúng tôi đang tăng nhanh việc chuyển giao vũ khí bán cho Iraq và đang tìm cách giao thêm một chuyến hàng phi đạn Hellfire nội trong mùa xuân này. Những phi đạn này chỉ là một phần nhỏ của chiến lược tổng thể, nhưng chúng tỏ ra hữu hiệu trong việc ngăn không cho các phần tử chủ chiến của tổ chức ISIL có được những khu ẩn náu an toàn mà họ đang tìm cách hình thành ở miền tây Iraq."
Phát ngôn viên Ngũ giác đài, Ðại tá Steve Warren, nêu ra một số thành quả trong việc cô lập hóa các nhóm liên kết với al-Qaida.
"Chúng tôi ghi nhận được một số thành công ban đầu của chiến lược này tại Ramadi. Các lực lượng bộ tộc và cảnh sát, với sự yểm trợ của quân đội về việc quan sát tổng thể, hình như đã cô lập được các nhóm ISIL tại một số nơi trong thành phố. Tuy nhiên đó mới chỉ là những kết quả ban đầu."
Trong chương trình hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Iraq còn có 10 máy bay trinh sát không người lái để giúp các lực lượng Iraq truy tìm các phần tử khủng bố, và 48 máy bay tầm thấp không người lái sẽ được chuyển giao trong năm nay.
Trả lời cho câu hỏi về phản ứng của Tổng thống Obama đối với một số Thượng nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích tình hình xấu đi tại Iraq sau khi các lực lượng Mỹ rút lui, người phát ngôn Carney của Tòa Bạch Ốc nói:
"Nếu các đại biểu đó muốn nói rằng nên có binh sĩ Mỹ chiến đấu và hy sinh tại Fallujah hôm nay, thì họ nên nói thẳng như vậy."
Ông Carney nói rằng xung đột giáo phái đã có ở Iraq ngay cả khi các lực lượng Hoa Kỳ đồn trú tại đó với quân số lên đến 150.000 người.
Sự liên hệ giữa tình hình xấu đi tại Iraq và một tình huống tương tự có thể xuất hiện ở Afghanistan đang là một mối lo ngại cho Tòa Bạch Ốc và Quốc hội sau những năm tổn thất về xương máu và tiêu tốn nhiều tiền của.
Hoa Kỳ đang chờ Afghanistan ký kết Hiệp ước An ninh Song phương. Cho đến giờ, Tổng thống Hamid Karzai vẫn không chịu ký hiệp ước, mặc dù văn kiện này đã được hội đồng bô lão Loya Jirga chấp thuận.
Ông Jay Carney lập lại rằng Hoa Kỳ và NATO không thể lập kế hoạch cho quân đội lưu lại Afghanistan sau năm 2014, trong đó có các chương trình huấn luyện và vai trò chống khủng bố của một số lực lượng Hoa Kỳ, cho đến khi nào hiệp ước này được ký kết.
Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc nói rằng đây là vấn đề cần được đúc kết trong thời gian vài tuần lễ chứ không phải vài tháng, và nếu thỏa thuận không được đúc kết sớm thì Hoa Kỳ và các đồng minh buộc phải bắt đầu tính đến phương án không có binh sĩ của Mỹ và NATO lưu lại Afghanistan.