MANILA —
Hiệp định phòng thủ vừa ký giữa Hoa Kỳ và Philippines được nhiều người coi là một sự tăng cường cho quân đội Philippines, vào một thời điểm căng thẳng tăng cao với Trung Quốc. Thông tin VOA Simone Orendain tường thuật rằng các nhà phân tích nói mức độ hỗ trợ của Hoa Kỳ vẫn còn mơ hồ, khiến chưa rõ được hiệp định có thể tác động ra sao đến các cuộc đối đầu sau này giữa Manila và Bắc Kinh.
Văn kiện được gọi là “Hiệp định Hợp tác Phòng thủ Nâng cao” sẽ mở các căn cứ của Philippines cho binh sĩ Hoa Kỳ đến nhiều hơn, mở đường cho các thêm cuộc tập trận song phương và củng cố thêm khả năng thu thập thông tin ngoài biển của Philippines. Hiệp định này cũng cho phép lực lượng Hoa Kỳ tồn trữ tàu thuyền, máy bay và thiết bị quân sự tại các cơ sở của Philippines trong 10 năm tới.
Người đứng đầu Viện Khảo cứu Hòa Bình, Bạo lực và Khủng bố của Philippines, ông Rommel Banlaoi nói rằng việc huấn luyện giám sát biển sẽ rất quan trọng:
“Tiếp cận thông tin trong lãnh vực hàng hải có thể giúp Philippines tránh được bất kỳ tai ương nào ngoài biển, có thể leo thang căng thẳng ở Biển Ðông.”
Ông Banlaoi coi các phần có liên quan đến hàng hải trong hiệp định là một lợi thế cho quân đội Philippines thiếu tài chính trong khi chuẩn bị cho các xung đột trong vùng biển có tranh chấp nặng nề, được nhiều người coi có khả năng là một điểm nóng nghiêm trọng ở châu Á.
Philippines và Trung Quốc đang cãi nhau về việc ai là sở hữu chủ của những vỉa đá trong Biển Ðông. Manila đã đệ trình một đơn xin tài phán nêu thắc mắc về việc Trung Quóc khẳng định là chủ quyền toàn bộ vùng biển này. Philippines nói những đảo đá đang tranh chấp nằm sâu trong đặc khu kinh tế 370 kilomet của Philippines.
Nhưng Bắc Kinh lại nói rằng dựa vào các bản đồ từ xưa, Trung Quốc có “chủ quyền bất khả tranh cãi đối với các hòn đảo ở Biển Ðông cùng vùng nước kề cận.” Trung Quốc đã bác bỏ vụ kiện tài phán.
Brunei, Malaysia, Ðài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền trong vùng biển phong phú về tài nguyên biển, được cho là chứa các trữ lượng hydrocarbon lớn và là một tuyến giao thương quan trọng.
Cách đây 2 năm, 2 nước đã giằng co trong nhiều tháng về Bãi cạn Scarbourough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippine khoảng 225 kilomét về phía tây. Vụ xung đột đã kết thúc khi các tàu hải giám Trung Quốc đặt căn cứ vĩnh viễn tại bãi cạn này, và ngăn không cho ngư dân địa phương vào.
Ông Banlaoi nói có các kỹ năng nhận thức trong lãnh vực hàng hải sẽ giúp Philippines tránh được những vụ đối đầu như thế trong tương lai.
Thiết bị quân sự của Mỹ cũng có thể đóng một vai trò. Theo hiệp định phòng thủ, mặc dầu sẽ chỉ được sử dụng đặc biệt cho quân đội Mỹ, tất cả cơ cụ đó cũng có thể được sử dụng để tăng cường khả năng phòng vệ của cả hai bên.
Nhưng vẫn còn chưa rõ trong các tình huống nào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực sẽ đến trợ giúp cho Philippines trong trường hợp xảy ra một vụ đối đầu khác ở Biển Ðông.
Theo hiệp định phòng thủ hỗ tương, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ khu vực đô thị Philippines và quân đội của nước này nếu bị đặt dưới mối đe dọa bị tấn công.
Chuyên gia phân tích an ninh Carl Thayer của Viện Quốc phòng Australia nói Philippines trông đợi một hình thức răn đe nào đó qua việc có quân đội Mỹ ở gần. Ông nói:
“Nhưng sự răn đe chỉ có hiệu quả nếu bên cung cấp sự răn đe sẵn sàng hành động. Một khi có thủ đoạn kêu cứu mà Hoa Kỳ không hành động, tính khả tín sẽ bị phương hại. Nhưng Hoa Kỳ không muốn đánh liều sự khả tín của mình vì tất cả mọi mỏm đá trơ trụi nào ở Biển Ðông đang có tranh chấp, bởi vì Hoa Kỳ không đứng về phe nào cả.”
Hoa Kỳ đã tự chế không đưa ra ý kiến về giá trị những khẳng định chủ quyền của các nước khác nhau ở Biển Ðông, và nói sẽ hỗ trợ cho các cuộc đàm phán giữa các quốc gia có liên quan để giải quyết tranh chấp.
Ông Thayer nói phần lớn vùng ở tâm điểm của vụ tranh chấp có phần chắc không bao gồm trong hiệp định phòng thủ chung bởi lẽ nó được ký vào năm 1951, trước khi Philippines bắt đầu đòi chủ quyền các ghềnh đá.
Trong bài phát biểu của Tổng thống Obama trước mấy trăm binh sĩ Hoa Kỳ và Philippines tại Manila hôm thứ ba, ông nói sự cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Philippines là “bọc sắt.”
Tại Viện Khảo cứu Hòa bình, Bạo lực và Khủng bố của Philippines, ông Banlaoi nói phát biểu của ông Obama là đúng, về mặt chính sách. Ông nhận định:
“Nhưng về mặt hoạt động, tôi nghĩ nó không có tính cách tự động. Bởi vì không có điều khoản trả đũa tự động nào trong Hiệp định Phòng thủ Chung năm 1951.”
Ông Richard Heydarian là một nhà phân tích địa chính trị châu Á làm việc ở Manila. Ông nói Tổng thống Obama vẫn “né tránh” về việc liệu cam kết đó có áp dụng cho một vụ xung đột vũ trang trong vùng biển có tranh chấp và Philippines không nên giả thiết là Washington sẽ can thiệp trong vụ giằng co sắp tới với Trung Quốc. Ông nói:
“Dựa vào nước Mỹ để đẩy lùi Trung Quốc dường như không phải là một phương án rất thực tiễn. Và đó là lý do vì sao chính quyền Aquino phải rất thận trọng trong cách thức đối phó với Trung Quốc trong những tháng sắp tới. bởi vì sau khi Philippines quyết định đưa ra tuyên bố hôm 30 tháng 3 chống lại Trung Quốc, phía Trung Quốc đã tỏ ra hết sức căm phẫn.”
Trung Quốc đã phản ứng rất lặng lẽ trước hiệp định phòng thủ đã ký, và kêu gọi tất cả các bên tiếp tục nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định.
Các đại diện của quân đội Trung Quốc, Philippines và Hoa Kỳ đều dự trù tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, tức RIMPAC, ở gần Hawaii vào tháng 7. Nó sẽ đánh dấu lần đầu tiên lực lượng Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn thường niên này.
Văn kiện được gọi là “Hiệp định Hợp tác Phòng thủ Nâng cao” sẽ mở các căn cứ của Philippines cho binh sĩ Hoa Kỳ đến nhiều hơn, mở đường cho các thêm cuộc tập trận song phương và củng cố thêm khả năng thu thập thông tin ngoài biển của Philippines. Hiệp định này cũng cho phép lực lượng Hoa Kỳ tồn trữ tàu thuyền, máy bay và thiết bị quân sự tại các cơ sở của Philippines trong 10 năm tới.
Người đứng đầu Viện Khảo cứu Hòa Bình, Bạo lực và Khủng bố của Philippines, ông Rommel Banlaoi nói rằng việc huấn luyện giám sát biển sẽ rất quan trọng:
“Tiếp cận thông tin trong lãnh vực hàng hải có thể giúp Philippines tránh được bất kỳ tai ương nào ngoài biển, có thể leo thang căng thẳng ở Biển Ðông.”
Ông Banlaoi coi các phần có liên quan đến hàng hải trong hiệp định là một lợi thế cho quân đội Philippines thiếu tài chính trong khi chuẩn bị cho các xung đột trong vùng biển có tranh chấp nặng nề, được nhiều người coi có khả năng là một điểm nóng nghiêm trọng ở châu Á.
Philippines và Trung Quốc đang cãi nhau về việc ai là sở hữu chủ của những vỉa đá trong Biển Ðông. Manila đã đệ trình một đơn xin tài phán nêu thắc mắc về việc Trung Quóc khẳng định là chủ quyền toàn bộ vùng biển này. Philippines nói những đảo đá đang tranh chấp nằm sâu trong đặc khu kinh tế 370 kilomet của Philippines.
Nhưng Bắc Kinh lại nói rằng dựa vào các bản đồ từ xưa, Trung Quốc có “chủ quyền bất khả tranh cãi đối với các hòn đảo ở Biển Ðông cùng vùng nước kề cận.” Trung Quốc đã bác bỏ vụ kiện tài phán.
Brunei, Malaysia, Ðài Loan và Việt Nam cũng đòi chủ quyền trong vùng biển phong phú về tài nguyên biển, được cho là chứa các trữ lượng hydrocarbon lớn và là một tuyến giao thương quan trọng.
Cách đây 2 năm, 2 nước đã giằng co trong nhiều tháng về Bãi cạn Scarbourough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippine khoảng 225 kilomét về phía tây. Vụ xung đột đã kết thúc khi các tàu hải giám Trung Quốc đặt căn cứ vĩnh viễn tại bãi cạn này, và ngăn không cho ngư dân địa phương vào.
Ông Banlaoi nói có các kỹ năng nhận thức trong lãnh vực hàng hải sẽ giúp Philippines tránh được những vụ đối đầu như thế trong tương lai.
Thiết bị quân sự của Mỹ cũng có thể đóng một vai trò. Theo hiệp định phòng thủ, mặc dầu sẽ chỉ được sử dụng đặc biệt cho quân đội Mỹ, tất cả cơ cụ đó cũng có thể được sử dụng để tăng cường khả năng phòng vệ của cả hai bên.
Nhưng vẫn còn chưa rõ trong các tình huống nào lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực sẽ đến trợ giúp cho Philippines trong trường hợp xảy ra một vụ đối đầu khác ở Biển Ðông.
Theo hiệp định phòng thủ hỗ tương, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ khu vực đô thị Philippines và quân đội của nước này nếu bị đặt dưới mối đe dọa bị tấn công.
Chuyên gia phân tích an ninh Carl Thayer của Viện Quốc phòng Australia nói Philippines trông đợi một hình thức răn đe nào đó qua việc có quân đội Mỹ ở gần. Ông nói:
“Nhưng sự răn đe chỉ có hiệu quả nếu bên cung cấp sự răn đe sẵn sàng hành động. Một khi có thủ đoạn kêu cứu mà Hoa Kỳ không hành động, tính khả tín sẽ bị phương hại. Nhưng Hoa Kỳ không muốn đánh liều sự khả tín của mình vì tất cả mọi mỏm đá trơ trụi nào ở Biển Ðông đang có tranh chấp, bởi vì Hoa Kỳ không đứng về phe nào cả.”
Hoa Kỳ đã tự chế không đưa ra ý kiến về giá trị những khẳng định chủ quyền của các nước khác nhau ở Biển Ðông, và nói sẽ hỗ trợ cho các cuộc đàm phán giữa các quốc gia có liên quan để giải quyết tranh chấp.
Ông Thayer nói phần lớn vùng ở tâm điểm của vụ tranh chấp có phần chắc không bao gồm trong hiệp định phòng thủ chung bởi lẽ nó được ký vào năm 1951, trước khi Philippines bắt đầu đòi chủ quyền các ghềnh đá.
Trong bài phát biểu của Tổng thống Obama trước mấy trăm binh sĩ Hoa Kỳ và Philippines tại Manila hôm thứ ba, ông nói sự cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Philippines là “bọc sắt.”
Tại Viện Khảo cứu Hòa bình, Bạo lực và Khủng bố của Philippines, ông Banlaoi nói phát biểu của ông Obama là đúng, về mặt chính sách. Ông nhận định:
“Nhưng về mặt hoạt động, tôi nghĩ nó không có tính cách tự động. Bởi vì không có điều khoản trả đũa tự động nào trong Hiệp định Phòng thủ Chung năm 1951.”
Ông Richard Heydarian là một nhà phân tích địa chính trị châu Á làm việc ở Manila. Ông nói Tổng thống Obama vẫn “né tránh” về việc liệu cam kết đó có áp dụng cho một vụ xung đột vũ trang trong vùng biển có tranh chấp và Philippines không nên giả thiết là Washington sẽ can thiệp trong vụ giằng co sắp tới với Trung Quốc. Ông nói:
“Dựa vào nước Mỹ để đẩy lùi Trung Quốc dường như không phải là một phương án rất thực tiễn. Và đó là lý do vì sao chính quyền Aquino phải rất thận trọng trong cách thức đối phó với Trung Quốc trong những tháng sắp tới. bởi vì sau khi Philippines quyết định đưa ra tuyên bố hôm 30 tháng 3 chống lại Trung Quốc, phía Trung Quốc đã tỏ ra hết sức căm phẫn.”
Trung Quốc đã phản ứng rất lặng lẽ trước hiệp định phòng thủ đã ký, và kêu gọi tất cả các bên tiếp tục nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định.
Các đại diện của quân đội Trung Quốc, Philippines và Hoa Kỳ đều dự trù tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, tức RIMPAC, ở gần Hawaii vào tháng 7. Nó sẽ đánh dấu lần đầu tiên lực lượng Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn thường niên này.