WASHINGTON —
Mỹ nói rằng những biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Moscow vì can thiệp vào Ukraine đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế của Nga. Thông tín viên VOA Ken Gredemeier tường thuật rằng một số thành viên Quốc hội hôm thứ Năm bày tỏ hoài nghi và kêu gọi chính quyền Obama trừng phạt cứng rắn hơn, đặc biệt là nếu Nga làm suy yếu bộ cuộc bầu cử toàn quốc của Ukraine vào ngày 25 tháng 5 tới.
Bà Victoria Nuland, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề châu Âu, trả lời trong một phiên điều trần trước Quốc hội rằng, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh châu Âu áp đặt đối với Nga đang đè nặng lên nền kinh tế nước này, với việc thị trường chứng khoán và giá đồng nội tệ - đồng rúp – suy giảm.
"Nền kinh tế Nga đang oằn mình dưới áp lực của những biện pháp trừng phạt mà quốc tế áp đặt. Xếp hạng tín dụng của Nga đang ngấp nghé trên mức rác."
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce thừa nhận các biện pháp trừng phạt đang có hiệu lực, nhưng ông nói Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như tính toán rằng họ sẽ vẫn chịu được thiệt hại.
Ông Royce kêu gọi trừng phạt cứng rắn hơn, đặc biệt là nếu Nga gây gián đoạn cuộc bầu cử tổng thống Ukraine.
"Chúng ta phải ngưng phản ứng trước những nước cờ của ông Putin, trong khi kiên nhẫn chờ đợi châu Âu tham gia với chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phải áp dụng một chiến lược tiên phong để xác tín với Tổng thống Putin rằng hành động xâm lấn của ông ta sẽ đem tới thiệt hại đáng kể và lâu dài cho nền kinh tế của Nga, và cuối cùng là nền cai trị của ông ta, nếu như ông ta can thiệp vào cuộc bầu cử đó."
Một số nhà lập pháp, bao gồm nghị sĩ Ted Poe của đảng Cộng hòa từ bang Texas, nói họ không tin những biện pháp trừng phạt đang có nhiều hiệu lực.
"Tôi không nghĩ nó có hiệu quả. Công tâm mà nói, tôi không nghĩ rằng nó làm được gì để cản bước của Nga."
Mặc dù ông Putin hôm thứ Tư nói rằng quân đội Nga tập trung đông đảo ở biên giới Ukraine đã rút đi, bà Nuland nói Mỹ không thấy có bằng chứng nào như vậy. Bà Nuland cho biết Mỹ đang làm việc với các đồng minh châu Âu về khả năng áp đặt trừng phạt đối với những lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga, chẳng hạn như lĩnh vực năng lượng trọng yếu.
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu theo lịch trình sẽ thảo luận về lệnh trừng phạt mới vào ngày thứ Hai tại Brussels. Nhưng một số nhà lãnh đạo châu Âu miễn cưỡng trừng phạt quá nặng tay với Moscow vì giao thương của châu Âu với Nga rộng lớn hơn giữa Mỹ và Nga.
Bà Victoria Nuland, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề châu Âu, trả lời trong một phiên điều trần trước Quốc hội rằng, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh châu Âu áp đặt đối với Nga đang đè nặng lên nền kinh tế nước này, với việc thị trường chứng khoán và giá đồng nội tệ - đồng rúp – suy giảm.
"Nền kinh tế Nga đang oằn mình dưới áp lực của những biện pháp trừng phạt mà quốc tế áp đặt. Xếp hạng tín dụng của Nga đang ngấp nghé trên mức rác."
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce thừa nhận các biện pháp trừng phạt đang có hiệu lực, nhưng ông nói Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như tính toán rằng họ sẽ vẫn chịu được thiệt hại.
Ông Royce kêu gọi trừng phạt cứng rắn hơn, đặc biệt là nếu Nga gây gián đoạn cuộc bầu cử tổng thống Ukraine.
"Chúng ta phải ngưng phản ứng trước những nước cờ của ông Putin, trong khi kiên nhẫn chờ đợi châu Âu tham gia với chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phải áp dụng một chiến lược tiên phong để xác tín với Tổng thống Putin rằng hành động xâm lấn của ông ta sẽ đem tới thiệt hại đáng kể và lâu dài cho nền kinh tế của Nga, và cuối cùng là nền cai trị của ông ta, nếu như ông ta can thiệp vào cuộc bầu cử đó."
Một số nhà lập pháp, bao gồm nghị sĩ Ted Poe của đảng Cộng hòa từ bang Texas, nói họ không tin những biện pháp trừng phạt đang có nhiều hiệu lực.
"Tôi không nghĩ nó có hiệu quả. Công tâm mà nói, tôi không nghĩ rằng nó làm được gì để cản bước của Nga."
Mặc dù ông Putin hôm thứ Tư nói rằng quân đội Nga tập trung đông đảo ở biên giới Ukraine đã rút đi, bà Nuland nói Mỹ không thấy có bằng chứng nào như vậy. Bà Nuland cho biết Mỹ đang làm việc với các đồng minh châu Âu về khả năng áp đặt trừng phạt đối với những lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga, chẳng hạn như lĩnh vực năng lượng trọng yếu.
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu theo lịch trình sẽ thảo luận về lệnh trừng phạt mới vào ngày thứ Hai tại Brussels. Nhưng một số nhà lãnh đạo châu Âu miễn cưỡng trừng phạt quá nặng tay với Moscow vì giao thương của châu Âu với Nga rộng lớn hơn giữa Mỹ và Nga.