Đường dẫn truy cập

Một lần nữa - TPP lại lỗi hẹn?


Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP năm 2010.
Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên và các nước đang đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP năm 2010.

Theo voatiengviet.com, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước Việt Nam, hôm 8/8/2014 đã lên tiếng khẩn thiết kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đầu tư, thương mại song phương tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ủng hộ một giải pháp ôn hòa cho Biển Đông. Đề nghị này được ông Sang nêu lên sau cuộc họp hôm 5/8/2014 tại Hà Nội giữa ông và TNS Bob Corker, đại diện Tổng thống Obama. TNS Bob Corker có cho ông Sang biết là chính phủ Hoa kỳ quyết tâm kết thúc vòng đàm phán gia nhập TPP vào khoảng ngày 12 đến 18 tháng 9 năm 2014.

Sự kiện này làm nhớ lại hôm 7/10/2013, bên lề hội nghị APEC tại Bali, Indonesia, Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ Penny Pritzker cũng cho biết Tổng thống Barack Obama kêu gọi 12 nước tham gia vòng đàm phán hãy nỗ lực kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2013.

Sau đó 45 ngày, tại vòng đàm phán Salt Lake City từ ngày 19 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, sau những buổi họp đầy mâu thuẫn giữa Mỹ và các thành viên khác của TPP, những vấn đề chủ yếu như quyền sở hữu trí tuệ (IPR), cải tổ định chế các tập đoàn nhà nước, xí nghiệp quốc doanh và nhiều vấn đề gai góc khác nữa vẫn còn tồn đọng, cần nhiều vòng đàm phán nữa mới hy vọng giải quyết xong. Do vậy, TPP đã một lần lỗi hẹn với sự mong đợi của Tòa Bạch Ốc.

Hôm 24/4/2014 vòng đàm phán TPP lại được nhắc lại một lần nữa tại Tokyo, nhân chuyến công du Nhật Bản của Tổng thống Obama. Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Shinzo Abe, chính phủ Nhật dứt khoác từ chối mở cửa thị trường cho những nông sản như gạo, đường, thịt bò, thịt heo, cùng các loại sản phẩm chế biến từ nông sản, sữa, và ngũ cốc. Nhà lãnh đạo Mỹ phải nhìn nhận rằng vòng đàm phán TPP còn nhiều phức tạp, không thể kết thúc trước cuối năm 2014.

Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ Penny Pritzker cho biết Tổng thống Obama kêu gọi 12 nước tham gia vòng đàm phán hãy nỗ lực kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2013.
Bộ trưởng Thương mại Hoa kỳ Penny Pritzker cho biết Tổng thống Obama kêu gọi 12 nước tham gia vòng đàm phán hãy nỗ lực kết thúc vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2013.

Sau chuyến đi, Tổng thống Obama và một số quan chức Hoa Kỳ lạc quan tuyên bố đã có bước đột phá trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật. Nhưng phía Nhật lại nói rằng Tokyo và Washington sẽ không đạt được thỏa thuận về kinh tế liên quan đến TPP cho đến trước mùa thu năm nay, nghĩa là trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama. Nhưng dường như vẫn còn một số vướng mắc trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật. Do vậy, rất có thể vòng đàm phán sắp tới cũng không thể nào kết thúc trước cuối năm 2014 như Tổng thống Obama mong đợi. Như vậy, TPP lại một lần nữa rất có thể sẽ lỗi hẹn với Tòa Bạch ốc.

Gần đây có một sự cố lớn lao chi phối ý nghĩa tồn vong của TPP. Theo nguồn tin AP, sau gần 3 thập niên các hãng xưỡng Mỹ dọn sang Trung Quốc để khai thác nguồn nhân công rẻ mạt của nước này, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tràn vào Hoa Kỳ để tận dụng lực lượng lao động Mỹ. Ví dụ, hồi tháng 5/2014 tại bang Alabama Tổ Hợp Golden Dragon Precise Copper Tube Group của Trung Quốc đã xây dựng một nhà máy cỡ trung ở vùng Pine Hill-Alabama-và mướn 300 nhân công địa phương. Tại Moraine (Ohio), Lancaster County (South Carolina), Gregory (Texas), TQ đã khai trương nhiều hãng xưởng thu nhận hàng trăm, hàng ngàn công nhân Mỹ. (1)

Sở dĩ có hiện tượng ngược chiều này vì từ lâu các nhà đầu tư, các nhà kinh tế Hoa Kỳ đã hoan nghênh các xí nghiệp, các nhà đầu tư Trung Quốc với bảng hiệu quảng cáo: Hoa Kỳ là vùng đất đầu tư tốt nhất, với nền an ninh bảo đảm nhất, năng lượng dồi dào nhất, lương bổng ít cách biệt, giá năng lượng và thị trường ít biến động. Đặc biệt ở các tiểu bang miền Nam lao động kỹ thuật cao lại rẻ, giá đất ở đây cũng thấp v.v. Do đó, theo một công trình nghiên cứu của Rhodin Group, năm 2013, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào Hoa Kỳ một số vốn kỷ lục là $14 tỷ USD, thu hút ít nhất là 70,000 nhân công Mỹ. Đây là một con số không ai dám nghĩ đến 10 năm trước đây.

Theo lịch sử, thì Hoa kỳ xin gia nhập tổ chức Mậu dịch Tự do Pacific-4 (tiền thân của TPP) vào tháng 9/2008, nghĩa là đúng 2 năm 4 tháng sau khi Tổ chức Pacific-4 do 4 nước Singapore, Chile, Brunei, New Zealand thành lập (2005) và có hiệu lực (2008). Qua tầm nhìn của Hoa Kỳ, Pacific-4 là một tổ chức mậu dịch đa dạng giống như nền kinh tế APEC. Hy vọng sẽ có nhiều quốc gia trên bờ Thái Bình Dương tham gia. Qua lăng kính màu hồng của Hoa kỳ, Pacific-4 hóa thân thành Trans-Pacific-Partnership (TPP).

Hôm 24/4/2014 vòng đàm phán TPP lại được nhắc lại một lần nữa tại Tokyo, nhân chuyến công du Nhật Bản của Tổng thống Obama.
Hôm 24/4/2014 vòng đàm phán TPP lại được nhắc lại một lần nữa tại Tokyo, nhân chuyến công du Nhật Bản của Tổng thống Obama.

Chính phủ Obama coi đây là may mắn bất ngờ, một di sản từ Trời rơi xuống. Liền sau đó, năm 2009. Quyền Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Demetrios Marantis, đơn phương thiết lập hàng loạt tiêu chuẩn đầy tham vọng dành cho những ai muốn gia nhập TPP. Một trong những tiêu chuẩn đó được coi như là cứu cánh của TPP: “Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp Mỹ, xây dựng những doanh nghiệp cỡ nhỏ và cỡ trung là cột trụ là xương sống của nền kinh tế TPP, nguồn chính yếu tạo ra công ăn việc làm cho Hoa Kỳ nhằm giảm bớt nạn thất nghiệp đang gia tăng tại Mỹ. Nhờ đó TPP có thể qui tụ các nhà đầu tư xuất khẩu lớn của Hoa kỳ…”. (2)

Qua quá trình các hãng xưởng của Trung Quốc tràn vào nước Mỹ trong hai năm vừa qua, Trung Quốc đã chủ động thuê mướn cả trăm ngàn lao động, giúp Mỹ giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tăng lượng xuất khẩu, phải chăng Trung Quốc đã vô tình thỏa mãn yêu cầu của Demetrios Marantis? Phải chăng, nhờ vào một loạt chiến thuật kinh tế tinh vi, Trung Quốc đã vượt qua những rào cản và xâm nhập vào nước Mỹ, và tước đoạt “cứu cánh” của TPP trên tay Mỹ ngay trên nước Mỹ với sự ghi ơn của các tập đoàn kinh tế, đầu tư của Mỹ? Phải chăng Trung quốc sẽ trở thành “siêu thành viên” của TPP?

Dù sao đi nữa chúng ta cũng phải hiểu việc Chính phủ Hoa Kỳ gửi Evan Medeiros hôm 14/7, và Bob Corker hôm 5/8 sang Hà Nội nhằm thuyết phục Việt Nam cố gắng “sửa mình” để sớm được gia nhập TPP là những cố gắng của Tòa Bạch ốc nhằm phục hồi tiềm năng và sức mạnh của TPP, một trong những mũi nhọn quan trọng hỗ trợ cho Chiến lược xoay trục về châu Á Thái bình Dương của Mỹ.

(1) Nhà máy, Doanh nghiệp Trung quốc bắt đầu lan tràn trên đất Mỹ

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=190505&zoneid=1#.U7IsW)7Vc01

(2) Hiệp Định TPP đang từng bước trở thành hiện thực

http://www.voatiengviet.com/content/hiep-dinh-tpp-dang-tung-buoc-tro-thanh-hien-thuc/1491835.html

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG