Đường dẫn truy cập

Một gia đình Indonesia đoàn tụ 10 năm sau trận sóng thần 2004


Bé Raudhatul Jannah (giữa) được 4 tuổi khi cô và anh trai bị sóng thần cuốn trôi vào ngày 26 tháng 12, 2004.
Bé Raudhatul Jannah (giữa) được 4 tuổi khi cô và anh trai bị sóng thần cuốn trôi vào ngày 26 tháng 12, 2004.

Gần 10 năm sau khi trận sóng thần kinh hoàng tàn phá thành phố Banda Aceh ở duyên hải Indonesia, một gia đình tin rằng họ đã được sum họp với hai người con bị cuốn trôi và e rằng đã chết. Từ Jakarta, thông tín viên Kate Lamb của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Bé Raudhatul Jannah được bốn tuổi khi cô và anh cô bị sóng thần cuốn trôi vào ngày 26 tháng 12 năm 2004.

Mãi cho tới đầu tháng này, khi một người cậu nhận ra cô bé giờ đã trở thành thiếu nữ này vì giống hệt những người khác trong gia đình, cha mẹ của Raudhatul cứ nghĩ là cô đã chết.

Cuộc sum họp vô cùng may mắn đó giờ đây dường như đã dẫn tới một cuộc đoàn tụ thứ nhì, không khác gì một phép lạ. Sau khi các cơ quan truyền thông loan tin về cuộc sum họp với cô con gái, gia đình này nói rằng họ đã gặp lại người con trai, Arif Pratama RangKuti, là người đã mất tích sau trận sóng thần.

Chàng trai 17 tuổi này được một phụ nữ Indonesia trông thấy tại một tỉnh ở kế bên sau khi hình của em được chiếu trên truyền hình. Tin tức cho biết Arif sống lang thang ngoài đường và thỉnh thoảng ngủ ở mái hiên bên ngoài quán cà phê internet của người đàn bà đó.

Sóng thần sau trận động đất 9.1 gây ra đã san bằng nhiều cộng đồng dân cư ở tỉnh Aceh và cướp đi mạng sống của hơn 170.000 người.
Sóng thần sau trận động đất 9.1 gây ra đã san bằng nhiều cộng đồng dân cư ở tỉnh Aceh và cướp đi mạng sống của hơn 170.000 người.

Ông Simon Field là người từng làm cố vấn cho Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc và đã làm việc nhiều năm ở Aceh sau trận sóng thần. Ông nói rằng ông rất ngạc nhiên về tin này vì những nỗ lực đã được thực hiện để vẽ lại bản đồ của các cộng đồng sau thiên tai.

Tôi vẫn cứ nghĩ là đã có một quá trình trong đó dân chúng được xác định lý lịch bởi vì đã có rất nhiều hoạt động để xác định lý lịch người dân trong những tình huống rất đa dạng và khi có những người không là một phần của các mạng lưới gia tộc và cộng đồng. Cho nên tôi rất ngạc nhiên về những gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ vì đã có rất nhiều nỗ lực được thực hiện với nhiều nguồn lực. Mặc dù vậy tình hình của những ngày đầu sau thảm họa thật ra rất hỗn loạn.

Sóng thần do trận động đất 9.1 gây ra đã san bằng nhiều cộng đồng dân cư ở tỉnh Aceh và cướp đi mạng sống của hơn 170.000 người.

Tình trạng phân bổ dân số ở Aceh đã bị đảo ngược, đặc biệt là vì nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.

Với sự hỗ trợ hơn 650 triệu đô la của quốc tế, công tác tái thiết đã được tiến hành, bao gồm những nỗ lực qui mô lớn để vẽ lại bản đồ của các cộng đồng.

Một phần quan trọng của quá trình này là những chương trình để ghi tên các gia đình vào kho dữ liệu của chính phủ và nhận dạng các em bé mồ côi để bảo đảm là các em có quyền làm chủ đất đai do cha mẹ để lại.

Với sự hỗ trợ hơn 650 triệu đô la của quốc tế, công tác tái thiết đã được tiến hành, bao gồm những nỗ lực qui mô lớn để vẽ lại bản đồ của các cộng đồng.
Với sự hỗ trợ hơn 650 triệu đô la của quốc tế, công tác tái thiết đã được tiến hành, bao gồm những nỗ lực qui mô lớn để vẽ lại bản đồ của các cộng đồng.

Theo ông Simon Field, những cuộc sum họp kỳ diệu trong tháng này đã có được có lẽ là vì sự cô lập về địa dư, nhưng có phần chắc là sẽ không có nhiều trường hợp tương tự.

Nếu người phụ nữ và đứa bé lớn lên trong một cộng đồng cô lập, thì chuyện đó cũng dễ hiểu. Họ có thể đã bị bỏ sót. Nhưng tôi không nghĩ là sẽ có nhiều trường hợp như vậy nữa.

Báo chí cho biết hai anh em bị sóng thần cuốn trôi đã được một ngư phủ Indonesia cứu và mang tới quần đảo Banyak, nằm cách lục địa khoảng 40 kilomét, rồi một thời gian sau đó ông mới quay về Aceh.

Cha mẹ của hai em bé này đã ngưng đi tìm con sau khi các em mất tích được một tháng và cứ nghĩ là các em đã chết. Họ nói rằng hai cuộc sum họp này quả là một phép lạ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG