Đây là lời kêu gọi thứ ba mà IOM đưa ra kể từ khi cuộc khủng hoảng Libya bắt đầu hồi cuối tháng Hai.
Nữ phát ngôn viên của IOM, bà Jemini Pandya, nói rằng, tổ chức của bà chỉ nhận được có 44 triệu đô la, một số bằng tiền mặt và một số mới chỉ là lời hứa. Bà cho biết tình trạng này hết sức thiếu hụt so với nhu cầu thực tế:
"Và, kết quả là, đến hôm nay, ngân khoản dành cho những hoạt động của IOM đã cạn kiệt. IOM buộc phải cắt giảm đáng kể số người có thể di tản mỗi ngày."
Trong sáu tuần lễ vừa qua, gần 410.000 người đã chạy lánh những cuộc bạo động ở Libya. Đa số họ là các di dân cần được giúp đỡ để trở về quê nhà.
Bà Pandy nói IOM, với sự trợ giúp của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc và chính phủ của nhiều nước, đã chuyên chở được gần 84.000 di dân về quê nhà. Ngoài ra IOM cũng đã di tản an toàn bằng đường bộ và đường biển cho ít nhất 2.310 người từ thành phố Benghazi của Libya do quân nổi dậy chiếm giữ. Bà nói tiếp:
“Lời kêu gọi cộng đồng quốc tế lần này sẽ cho phép IOM di tản thêm 75.000 di dân, vừa là những người đã thoát khỏi Libya, vừa là những người hãy còn ở bên trong Libya.”
IOM cho biết, hơn 12.000 di dân vẫn còn bị kẹt ở vùng biên giới của Libya với Ai Cập và nhiều người tại Niger, Algeria, và Chad cần được giúp đỡ.
Những người chờ giúp đỡ tại Tunisia và Ai Cập ngày càng nóng lòng được trở về quê nhà. Bà Pandy nói rằng, họ đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho thành phần này.
Tình trạng chờ đợi quá lâu này buộc một số di dân phải quay sang nhờ bọn chuyển lậu người đưa họ tới Châu Âu. Chuyến vượt biển trên những con thuyền mỏng manh có thể nguy hiểm và một số di dân đã chết đuối.
Tổ Chức Quốc Tế Di Dân, IOM, kêu gọi cung cấp 160 triệu đô la, để tiếp tục trợ giúp các di dân chạy lánh cuộc khủng hoảng ở Libya. IOM nói hằng ngàn di dân bị kẹt ở biên giới của Libya với Tunisia và Ai Cập hết sức mong muốn được trở về quê nhà.
Liên quan
Đường dẫn liên quan
Đọc nhiều nhất
1