Chính phủ Miến Điện công bố kế hoạch tổng thể về du lịch với hy vọng thu hút thêm du khách tới quốc gia đang thay đổi một cách nhanh chóng.
Người nước ngoài đã bắt đầu ồ ạt tới Miến Điện, sau khi quốc gia từng bị cô lập này thực hiện một loạt những sự thay đổi bất ngờ về chính trị và kinh tế kể từ khi chính quyền quân nhân giao quyền cho một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự vào năm 2011.
Các giới chức chính phủ hy vọng kế hoạch du lịch mới có thể duy trì đà tiến đó và góp phần cải thiện nền kinh tế vốn bị yếu kém vì nhiều năm quản lý sai trái và những biện pháp chế tài của quốc tế.
Kế hoạch mới, do chính phủ Na Uy tài trợ, bao gồm những dự án phát triển với kinh phí gần 500 triệu đô la – trong đó có việc nới rộng các phi trường ở Mandalay và Naypyidaw, cải thiện cơ sở hạ tầng bên trong và xung quanh các địa điểm du lịch, và xây khách sạn.
Trong một thông cáo công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho biết chiến lược mới có thể giúp cho ngành du lịch trở thành một trụ cột của kinh tế Miến Điện và có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, ADB cũng nói rằng điều này phụ thuộc vào việc Miến Điện tiếp tục thực hiện “những cải cách chính trị, kinh tế và xã hội”, những việc mà nhiều nhà tranh đấu cảnh báo là không thể bảo đảm sẽ được thực hiện.
ADB cho biết dự báo hiện nay là có tới 7 triệu rưỡi du khách đến thăm Miến Điện mỗi năm trước năm 2020, cao hơn 7 lần con số hiện nay.
Người nước ngoài đã bắt đầu ồ ạt tới Miến Điện, sau khi quốc gia từng bị cô lập này thực hiện một loạt những sự thay đổi bất ngờ về chính trị và kinh tế kể từ khi chính quyền quân nhân giao quyền cho một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự vào năm 2011.
Các giới chức chính phủ hy vọng kế hoạch du lịch mới có thể duy trì đà tiến đó và góp phần cải thiện nền kinh tế vốn bị yếu kém vì nhiều năm quản lý sai trái và những biện pháp chế tài của quốc tế.
Kế hoạch mới, do chính phủ Na Uy tài trợ, bao gồm những dự án phát triển với kinh phí gần 500 triệu đô la – trong đó có việc nới rộng các phi trường ở Mandalay và Naypyidaw, cải thiện cơ sở hạ tầng bên trong và xung quanh các địa điểm du lịch, và xây khách sạn.
Trong một thông cáo công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho biết chiến lược mới có thể giúp cho ngành du lịch trở thành một trụ cột của kinh tế Miến Điện và có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, ADB cũng nói rằng điều này phụ thuộc vào việc Miến Điện tiếp tục thực hiện “những cải cách chính trị, kinh tế và xã hội”, những việc mà nhiều nhà tranh đấu cảnh báo là không thể bảo đảm sẽ được thực hiện.
ADB cho biết dự báo hiện nay là có tới 7 triệu rưỡi du khách đến thăm Miến Điện mỗi năm trước năm 2020, cao hơn 7 lần con số hiện nay.