MIẾN ĐIỆN —
Việc Miến Ðiện mở cửa chính trị và kinh tế đã thu hút hàng chục nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy một sự bùng phát về địa ốc. Nhưng nhiều người Miến Ðiện cảm thấy họ không đạt được một thỏa thuận công bằng khi các doanh nghiệp lớn mua đất đai để phát triển. Nay các cố vấn pháp lý di động đang đi lại khắp nước để cố vấn cho công dân cách thức khẳng định quyền của mình.
Trị giá đất đai đang tăng vọt ở nhiều nơi tại Miến Ðiện, ngay cả ở các bang sắc tộc, nơi những cuộc giao tranh đã làm hàng ngàn người mất hết nhà cửa.
Chính phủ hy vọng đầu tư nước ngoài sẽ đem lại thêm của cải cho hàng triệu người, nhưng nhiều người cảm thấy rằng họ đã bị gạt ra ngoài những lợi nhuận thu được. Rất ít người có các bằng khoán đất hợp lệ và chính phủ trước kia được quân đội hậu thuẫn đã trưng thu những khu đất lớn từ nhiều năm nay.
Ðối với nhiều người, việc bán mảnh đất mà họ đang sinh sống sẽ không có nghĩa là được một khoản tiền lớn. Nhà hoạt động Aung Htoo cho biết:
"Vấn đề là nhà nước vẫn là sở hữu chủ duy nhất của tất cả đất đai trong nước. Ðó là một điều khoản được ghi trong hiến pháp có liên quan đến vấn đề đất đai.”
Nhà tranh đấu cho dân chủ kỳ cựu Aung Htoo làm công tác huấn luyện các luật sư đồng nghiệp và các nhà hoạt động giúp người dân tranh đấu đòi bồi thường. Ðây là một cuộc chiến gay go. Ông nói:
“Việc huấn luyện của chúng tôi nhắm mục đích cung cấp chỉ giáo cho các nhà hoạt động và một số luật sư và sinh viên tốt nghiệp ngành luật để họ nhận thức rõ hơn về hiến pháp. Ðể họ có thể có khả năng trở thành những người huấn luyện và truyền đạt lại kiến thức cho dân chúng.”
Các cải cách mới đây về đất đai nay cho phép nông dân và sở hữu chủ đất được nhận bồi thường – ngay cả nếu như nhà nước vẫn còn giữ bằng khoán. Nhưng vào lúc các vụ tranh chấp đất đai bùng ra khắp Miến Ðiện, một số người lo ngại vấn đề có thể tăng cao cùng với các công cuộc đầu tư nước ngoài.
Ông Paul Donowitz, thuộc tổ chức Quyền Ðất đai Quốc tế chuyên theo dõi các vấn đề đất đai ở Miến Ðiện, nhận định:
“Khi nông gia dùng đất để sinh sống, và các cộng đồng của họ bị ép buộc bán đất của họ, họ không muốn di dời. Không còn đất đai nào khác, nhưng chính phủ hay công ty vẫn buộc họ phải ra đi. Ðó là một sự cưỡng bách bồi thường, và trong một số tình huống, họ được báo một là nhận sự bồi thường, hai là ra đi tay không.”
Nhưng ông Aung Htoo hy vọng các học viên của ông tìm ra một lựa chọn thứ ba: đưa vụ việc ra tòa hoặc lấy ý kiến của quần chúng. Ông nói mục tiêu cuối cùng là thay đổi hiến pháp:
“Nếu chính phủ có một mục đích thành thực là đem sự phát triển đến cho toàn thể dân chúng thì họ phải tìm cách sửa đổi không những hiến pháp mà cả các luật lệ có liên quan để dân chúng có thể được hưởng quyền sở hữu đất và quyền quản lý đất.”
Trong khi đó, các lớp học của ông Aung Htoo sẽ là nơi các công dân tìm hiểu về các luật lệ hiện hành, để họ có thể đạt được nhiều thành quả hơn trong việc đòi chính quyền thay đổi các luật lệ đó.
Trị giá đất đai đang tăng vọt ở nhiều nơi tại Miến Ðiện, ngay cả ở các bang sắc tộc, nơi những cuộc giao tranh đã làm hàng ngàn người mất hết nhà cửa.
Chính phủ hy vọng đầu tư nước ngoài sẽ đem lại thêm của cải cho hàng triệu người, nhưng nhiều người cảm thấy rằng họ đã bị gạt ra ngoài những lợi nhuận thu được. Rất ít người có các bằng khoán đất hợp lệ và chính phủ trước kia được quân đội hậu thuẫn đã trưng thu những khu đất lớn từ nhiều năm nay.
Ðối với nhiều người, việc bán mảnh đất mà họ đang sinh sống sẽ không có nghĩa là được một khoản tiền lớn. Nhà hoạt động Aung Htoo cho biết:
"Vấn đề là nhà nước vẫn là sở hữu chủ duy nhất của tất cả đất đai trong nước. Ðó là một điều khoản được ghi trong hiến pháp có liên quan đến vấn đề đất đai.”
Nhà tranh đấu cho dân chủ kỳ cựu Aung Htoo làm công tác huấn luyện các luật sư đồng nghiệp và các nhà hoạt động giúp người dân tranh đấu đòi bồi thường. Ðây là một cuộc chiến gay go. Ông nói:
“Việc huấn luyện của chúng tôi nhắm mục đích cung cấp chỉ giáo cho các nhà hoạt động và một số luật sư và sinh viên tốt nghiệp ngành luật để họ nhận thức rõ hơn về hiến pháp. Ðể họ có thể có khả năng trở thành những người huấn luyện và truyền đạt lại kiến thức cho dân chúng.”
Các cải cách mới đây về đất đai nay cho phép nông dân và sở hữu chủ đất được nhận bồi thường – ngay cả nếu như nhà nước vẫn còn giữ bằng khoán. Nhưng vào lúc các vụ tranh chấp đất đai bùng ra khắp Miến Ðiện, một số người lo ngại vấn đề có thể tăng cao cùng với các công cuộc đầu tư nước ngoài.
Ông Paul Donowitz, thuộc tổ chức Quyền Ðất đai Quốc tế chuyên theo dõi các vấn đề đất đai ở Miến Ðiện, nhận định:
“Khi nông gia dùng đất để sinh sống, và các cộng đồng của họ bị ép buộc bán đất của họ, họ không muốn di dời. Không còn đất đai nào khác, nhưng chính phủ hay công ty vẫn buộc họ phải ra đi. Ðó là một sự cưỡng bách bồi thường, và trong một số tình huống, họ được báo một là nhận sự bồi thường, hai là ra đi tay không.”
Nhưng ông Aung Htoo hy vọng các học viên của ông tìm ra một lựa chọn thứ ba: đưa vụ việc ra tòa hoặc lấy ý kiến của quần chúng. Ông nói mục tiêu cuối cùng là thay đổi hiến pháp:
“Nếu chính phủ có một mục đích thành thực là đem sự phát triển đến cho toàn thể dân chúng thì họ phải tìm cách sửa đổi không những hiến pháp mà cả các luật lệ có liên quan để dân chúng có thể được hưởng quyền sở hữu đất và quyền quản lý đất.”
Trong khi đó, các lớp học của ông Aung Htoo sẽ là nơi các công dân tìm hiểu về các luật lệ hiện hành, để họ có thể đạt được nhiều thành quả hơn trong việc đòi chính quyền thay đổi các luật lệ đó.