KUALA LUMPUR —
Giới hữu trách Malaysia đang cắt giảm các khoản trợ cấp nhiên liệu, khí đốt, và đường trong nỗ lực kiểm soát nợ nần của chính phủ. Trong lúc các biện pháp này ảnh hưởng tới vấn đề tài chánh của người tiêu dùng, những người chỉ trích nói rằng thay vì cắt giảm các trợ cấp đó, nhà cầm quyền nên dồn nỗ lực vào việc bài trừ tệ nạn lãng phí và tham ô trong chính phủ. Từ Kuala Lumpur, Thông tín viên Mahi Ramakrishnan gởi về bài tường thuật sau đây.
Chính phủ Malaysia đã bị thâm thủng ngân sách kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh Châu Á năm 1998. Hồi cuối năm ngoái, Malaysia đã thực hiện biện pháp quan trọng đầu tiên để kiểm soát chi tiêu bằng cách cắt giảm các khoản trợ cấp nhiên liệu khổng lồ.
Những người như bà Chan Sook Peng, mẹ của hai đứa con, nói rằng, giá các mặt hàng thiết yếu đã tăng vọt kể từ dạo đó.
“Quả thật tôi rất lo. Chúng tôi chỉ biết xoay sở bằng cách ít đi ra ngoài, ít đi ăn tiệm, nấu ăn ở nhà nhiều hơn, cố gắng tiết kiệm điện và nước.”
Dân chúng Malaysia đang chuẩn bị để ứng phó với những tình huống tệ hại sắp xảy ra trong nay mai.
Chính phủ nói rằng họ sẽ ban hành một sắc thuế về hàng hóa và dịch vụ chờ đợi đã lâu, bắt đầu vào năm tới. Và mới đây, chính phủ cũng đã loan báo việc gia tăng các khoản lệ phí xa lộ, giá điện, và lệ phí chuyên chở công cộng.
Kinh tế gia Yeah Kim Leng ủng hộ những hành động này.
“Điều quan trọng là chính phủ hợp lý hóa các khoản trợ cấp bởi vì các khoản đó giờ đây chiếm hơn một nửa số thâm thủng ngân sách và tình trạng đó không thể kéo dài.”
Chỉ có khoảng một phần mười số dân làm việc tại Malaysia đóng thuế lợi tức. Và có đến 40% nguồn thu của chính phủ là ngân khoản mà công ty dầu khí quốc doanh Petronas nộp vào công quỹ. Về việc này, kinh tế gia Yeah Kim Leng nhận định như sau.
Điều được gọi là sự lệ thuộc thái quá vào công ty dầu khí quốc doanh quả thật là một đường lối không thận trọng. Vì thế mà đó chính là nền tảng cho việc thi hành sắc thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chờ đợi đã lâu.
Phe đối lập chính trị nói rằng trên nguyên tắc, họ không chống lại việc cắt giảm các khoản trợ cấp hay các chi tiêu khác. Nhưng chính trị gia đối lập Rafizi Ramli của đảng Công lý Nhân dân nêu lên phúc trình của tổng giám đốc cơ quan kiểm toán của chính phủ, mà ông nói là cho thấy các khoản lãng phí khổng lồ trong công quỹ hết năm này sang năm khác. Ông Ramli phát biểu như sau:
"Bất kể có bao nhiêu sắc thuế mới được thi hành, bất kể có bao nhiêu nguồn lợi tức được đem vào cho chính phủ, nếu không có một kỷ luật để diệt trừ các tệ nạn lãng phí và tham nhũng, và để xem xét lại đường lối chi tiêu của đất nước, thì cũng giống như đổ tiền vào một cái hố không đáy."
Các cuộc khảo cứu quốc tế cho thấy Malaysia tương đối ít tham nhũng hơn các nước khác tại Đông Nam Á. Ngay trước năm mới, Thủ tướng Najib Razak đã loan báo một số cắt giảm trong ngân khoản dành cho việc chi tiêu của các Đại biểu Quốc hội và các công chức.
Nhưng bà Chan Sook Peng nói rằng những cắt giảm đó không đáng bao nhiêu so với những sự hy sinh mà những người giống như bà sẽ phải gánh chịu.
Chính phủ Malaysia đã bị thâm thủng ngân sách kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh Châu Á năm 1998. Hồi cuối năm ngoái, Malaysia đã thực hiện biện pháp quan trọng đầu tiên để kiểm soát chi tiêu bằng cách cắt giảm các khoản trợ cấp nhiên liệu khổng lồ.
Những người như bà Chan Sook Peng, mẹ của hai đứa con, nói rằng, giá các mặt hàng thiết yếu đã tăng vọt kể từ dạo đó.
“Quả thật tôi rất lo. Chúng tôi chỉ biết xoay sở bằng cách ít đi ra ngoài, ít đi ăn tiệm, nấu ăn ở nhà nhiều hơn, cố gắng tiết kiệm điện và nước.”
Dân chúng Malaysia đang chuẩn bị để ứng phó với những tình huống tệ hại sắp xảy ra trong nay mai.
Chính phủ nói rằng họ sẽ ban hành một sắc thuế về hàng hóa và dịch vụ chờ đợi đã lâu, bắt đầu vào năm tới. Và mới đây, chính phủ cũng đã loan báo việc gia tăng các khoản lệ phí xa lộ, giá điện, và lệ phí chuyên chở công cộng.
Kinh tế gia Yeah Kim Leng ủng hộ những hành động này.
“Điều quan trọng là chính phủ hợp lý hóa các khoản trợ cấp bởi vì các khoản đó giờ đây chiếm hơn một nửa số thâm thủng ngân sách và tình trạng đó không thể kéo dài.”
Chỉ có khoảng một phần mười số dân làm việc tại Malaysia đóng thuế lợi tức. Và có đến 40% nguồn thu của chính phủ là ngân khoản mà công ty dầu khí quốc doanh Petronas nộp vào công quỹ. Về việc này, kinh tế gia Yeah Kim Leng nhận định như sau.
Điều được gọi là sự lệ thuộc thái quá vào công ty dầu khí quốc doanh quả thật là một đường lối không thận trọng. Vì thế mà đó chính là nền tảng cho việc thi hành sắc thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chờ đợi đã lâu.
Phe đối lập chính trị nói rằng trên nguyên tắc, họ không chống lại việc cắt giảm các khoản trợ cấp hay các chi tiêu khác. Nhưng chính trị gia đối lập Rafizi Ramli của đảng Công lý Nhân dân nêu lên phúc trình của tổng giám đốc cơ quan kiểm toán của chính phủ, mà ông nói là cho thấy các khoản lãng phí khổng lồ trong công quỹ hết năm này sang năm khác. Ông Ramli phát biểu như sau:
"Bất kể có bao nhiêu sắc thuế mới được thi hành, bất kể có bao nhiêu nguồn lợi tức được đem vào cho chính phủ, nếu không có một kỷ luật để diệt trừ các tệ nạn lãng phí và tham nhũng, và để xem xét lại đường lối chi tiêu của đất nước, thì cũng giống như đổ tiền vào một cái hố không đáy."
Các cuộc khảo cứu quốc tế cho thấy Malaysia tương đối ít tham nhũng hơn các nước khác tại Đông Nam Á. Ngay trước năm mới, Thủ tướng Najib Razak đã loan báo một số cắt giảm trong ngân khoản dành cho việc chi tiêu của các Đại biểu Quốc hội và các công chức.
Nhưng bà Chan Sook Peng nói rằng những cắt giảm đó không đáng bao nhiêu so với những sự hy sinh mà những người giống như bà sẽ phải gánh chịu.