Hệ quả của các cuộc biểu tình đòi cải cách bầu cử của phong trào Bersih thu hút hàng chục ngàn người xuống đường ở thủ đô chưa suy giảm, với việc chính phủ bênh vực hành động của lực lượng cảnh sát và lập luận rằng phong trào không được sự ủng hộ nào của quần chúng.
Luật sư Ambiga Sreenesavan, chủ tịch Liên minh Bầu cử Trong sạch và Công bằng, đã tổ chức các cuộc biểu tình Bersih, nói rằng không cần phải tổ chức thêm biểu tình cho đến khi nào nhà chức trách giải quyết các thắc mắc của họ về việc cải thiện tính minh bạch của cuộc bầu cử.
Luật sư Sreenesavan nói: “Một, là làm trong sạch danh sách cử tri. Chúng tôi đã thấy nhiều báo cáo về cử tri ma. Chúng tôi cũng đã yêu cầu sử dụng loại mực không rửa được. Chúng tôi cũng đã yêu cầu để cho tất cả các đảng phái được tiếp cận giới truyền thông một cách tự do và công bằng. Chúng tôi cũng đã yêu cầu thực thi, nghĩa là các cơ chế của chúng tôi không bị tham nhũng và được hành động chống tham nhũng trong các cuộc bầu cử.”
Chính phủ nhấn mạnh rằng các chính sách bầu cử hiện hành vốn đã tự do và công bằng, nhưng những người tổ chức của Bersih nói họ muốn có sự đánh gia độc lập toàn bộ quá trình.
Bà Sreenevasan nói một cuộc điều tra độc lập mà địa phương gọi là ủy ban hoàng gia, sẽ giúp ích nhiều trong việc ngăn chặn gian lận bầu cử, cho dù các điều kiện của cuộc điều tra đó được ấn định bởi đương kim thủ tướng Najib Razak, thuộc Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống Nhất đã nắm quyền cai trị nước này 54 năm.
Bà Sreenevasan nói tiếp: “Đương nhiên chính thủ tướng là người yêu cầu một ủy ban hoàng gia, để cho quốc vương làm công việc bổ nhiệm và các hạn kỳ được định bởi chính phủ. Vì thế chúng tôi biết rằng điều chúng tôi làm là yêu cầu chính phủ thành lập một ủy ban hoàng gia. Khi nói đến ủy ban hoàng gia thì điều chúng tôi yêu cầu là ủy ban này cứu xét toàn bộ hệ thống bầu cử và đưa ra các đề nghị cải thiện.”
Bà Sreenevasan nói Liên minh tranh đấu cho Bầu cử Tự do và Công bằng và Bersih, tiếng Mã Lai có nghĩa là trong sạch, không phải là thành phần của phe đối lập chính trị ở Malaysia và bà từ chối không bình luận về kết quả có thể có của cuộc bầu cử sắp tới. Cuộc bầu cử phải được tổ chức trước năm 2013 mặc dù ngày càng có nhiều lời đồn đoán rằng thủ tướng sẽ tổ chức bầu cử sớm vào cuối năm nay hay đầu năm tới.
Bà Sreenevasan nói: “Nếu chính phủ khôn ngoan, thì họ sẽ thực sự đáp lại một cách tích cực trước những ước vọng của dân chúng thay vì tiếp tục bêu xấu họ và điều chẳng may là tính đến hôm nay họ vẫn tiếp tục bêu xấu Bersih thay vì nhìn vào nhóm nay như những công dân hòa bình của Malaysia mong muốn tiếng nói của mình được lắng nghe.”
Giới hữu trách Malaysia đã công bố cuộc biểu tình hôm thứ bảy đó là bất hợp pháp ngay cả trước khi nó bắt đầu và nói rằng đó là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia và nhắm mục đích lật đổ chính quyền. Một giới chức nhân quyền của Liên Hiệp Quốc sau đó nói không có bằng chứng nào đáng tin cậy để hỗ trợ cho tuyên bố đó.
Liên Hiệp Quốc, Hội Ân xá Quốc tế và tổ chức Human Rights Watch đều khiển trách nước này về những chiến thuật mạnh tay mà cảnh sử dụng để chống lại người biểu tình. Ban tổ chức Bersih muốn ủy ban nhân quyền Malaysia điều tra các hành động của cảnh sát mà họ nói là gồm việc sử dụng dùi cui, đánh đập và phun hơi cay vào người biểu tình.
Chính phủ Malaysia nói việc mô tả một cách tàn bạo các vụ biểu tình có liên quan đến các thành kiến của giới truyền thông quốc tế hơn là hành động của cảnh sát tại hiện trường. Nhà chức trách ủng hộ hành động của lực lượng an ninh và nói rằng các hành động này bảo đảm việc duy trì hòa bình.
Các nhà cải cách bầu cử Malaysia hoạch định bước kế tiếp sau vụ đàn áp biểu tình
- Luke Hunt
Những người tổ chức cuộc biểu tình ồ ạt hôm thứ Bảy tuần trước ở Malaysia, cuộc biểu tình chỉ trích chính phủ lớn nhất từ nhiều năm nay, đang đòi nhà cầm quyền phóng thích 6 người còn bị giam giữ và giải quyết danh sách khiếu nại của họ. Từ Kuala Lumpur, thông tín viên VOA Luke Hunt ghi nhận rằng vào lúc này, những người tổ chức không dự định thêm các cuộc xuống đường vào lúc này.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1