Chính phủ Malaysia đã bị chỉ trích về cách xử lý cuộc điều tra vụ mất tích của chuyến bay 370 của Hãng Hàng không Malaysia. Hơn hai tuần trôi qua từ khi chiếc máy bay với 239 người – trong đó có 2/3 là người Trung Quốc, biến mất mà không có dấu vết gì, ngoại trừ những tính toán dựa trên các dữ kiện vệ tinh cho thấy là có phần chắc chiếc máy bay đã rơi xuống một vùng biển hẻo lánh ở nam Ấn Độ Dương. Thông tín viên Carolyn Presutti của VOA phân tích những sự trì hoãn và ý nghĩa của sự thể này đối với các quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc trong tương lai.
Bất mãn vì cách xử lý vụ mất tích của chuyến bay 370, nhiều gia đình hôm thứ Ba đã tuần hành tới đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, 1 ngày sau khi Thủ Tướng Malaysia Najib Razak loan báo rằng chuyến bay 370 và tất cả những người trên máy bay đều không còn nữa. Thủ Tướng Razak nói:
“Chúng tôi muốn báo tin với quý vị về diễn tiến mới này trong thời hạn sớm nhất.”
Rất nhiều người không tán thành điều đó. Họ nói rằng chính phủ Malaysia đã giấu thông tin, không báo cho các gia đình và cho giới truyền thông. 4 ngày sau khi chiếc máy bay mất tích, công ty vệ tinh Inmarsat của Anh đã nói với các giới chức Malaysia rằng họ đã nhận được những tín hiệu hàng giờ của chiếc máy bay. Dù vậy, các giới chức Malaysia đã trì hoãn trong 3 ngày trước khi hành động dựa trên thông tin đó.
Ông John Goglia đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với Ủy ban Quốc gia về An toàn Giao thông Hoa Kỳ, chuyên điều tra các vụ rớt máy bay. Ông quy lỗi cho sự thiếu kinh nghiệm của Malaysia về những thảm họa hàng không. Ông nhận định:
“Trong trường hợp cá biệt này, chắc chắn là những động thái của chính phủ Malaysia có vẻ rời rạc. Hình như họ không tuân theo bất cứ tiến trình nào đã được thiết lập trong nhiều năm, rất nhiều năm rồi.”
Các nước lân bang đã nhanh chóng tham gia cuộc tìm kiếm, nhưng lại chậm trễ trong việc chia sẻ với Malaysia các thông tin do máy radar và vệ tinh cung cấp về những phát hiện có thể có. Ông Bud Mussser từng điều khiển chiếc máy bay Boeing 777, cùng loại với máy bay mất tích, trên khắp Châu Á. Qua Skype, ông nói rằng sở dĩ điều đó xảy ra là vì yếu tố văn hóa. Cựu phi công Musser nói:
“Họ làm như thế là để tránh bị mất mặt. Để không cho người Ấn Độ hoặc bất cứ ai biết rằng họ có những nhược điểm, hoặc một số người có trách nhiệm theo dõi máy radar của họ đã ngủ quên trong lúc thi hành phận sự.”
Malaysia đang ở trong một tình thế khó khăn. Các nhà quan sát nói nước này không muốn gây phẫn nộ cho cường quốc kinh tế trong khu vực, là Trung Quốc, vì 2/3 hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc.
Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đã cho đăng những bài xã luận quy lỗi cho chính phủ Malaysia. Một bài xã luận viết: “Malaysia quyết tâm gia nhập hàng ngũ các nước phát triển trước năm 2020. Nhưng xét cách nước này xử lý vụ việc liên quan tới chuyến bay MH370, tiến trình hiện đại hóa Malaysia sẽ phải mất nhiều thời gian hơn.”
Malaysia có một kỹ nghệ du lịch đang phát triển mạnh. Năm ngoái 1,8 triệu du khách Trung Quốc đã đến thăm Malaysia. Nhưng tình trạng này có thể thay đổi. Nile Bowie, một nhà báo chuyên viết về những đề tài chính trị cư ngụ tại Kuala Lumpur, nhận định:
“Chắc chắn sẽ có những hậu quả kinh tế.”
Nói chuyện qua Skype, nhà báo này nói:
“Tôi có nói chuyện với một số bạn hữu người Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm nay. Họ nói chắc chắn họ sẽ tẩy chay Malaysia. Họ sẽ không đến thăm nước này nữa. Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc có khuynh hướng “suy nghĩ tập thể” trong những tình huống như thế này, và điều đó có thể dẫn tới tình trạng mậu dịch xuống giốc giữa Malaysia và Trung Quốc, trong tình huống xấu nhất.”
Nhiều người theo dõi diễn tiến các sự kiện ở Malaysia nói rằng cuộc tìm kiếm kéo dài càng lâu, thì nguy cơ chuyến bay 370 trở thành một bí ẩn không có giải đáp sẽ càng lớn.
Bất mãn vì cách xử lý vụ mất tích của chuyến bay 370, nhiều gia đình hôm thứ Ba đã tuần hành tới đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, 1 ngày sau khi Thủ Tướng Malaysia Najib Razak loan báo rằng chuyến bay 370 và tất cả những người trên máy bay đều không còn nữa. Thủ Tướng Razak nói:
“Chúng tôi muốn báo tin với quý vị về diễn tiến mới này trong thời hạn sớm nhất.”
Rất nhiều người không tán thành điều đó. Họ nói rằng chính phủ Malaysia đã giấu thông tin, không báo cho các gia đình và cho giới truyền thông. 4 ngày sau khi chiếc máy bay mất tích, công ty vệ tinh Inmarsat của Anh đã nói với các giới chức Malaysia rằng họ đã nhận được những tín hiệu hàng giờ của chiếc máy bay. Dù vậy, các giới chức Malaysia đã trì hoãn trong 3 ngày trước khi hành động dựa trên thông tin đó.
Ông John Goglia đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với Ủy ban Quốc gia về An toàn Giao thông Hoa Kỳ, chuyên điều tra các vụ rớt máy bay. Ông quy lỗi cho sự thiếu kinh nghiệm của Malaysia về những thảm họa hàng không. Ông nhận định:
“Trong trường hợp cá biệt này, chắc chắn là những động thái của chính phủ Malaysia có vẻ rời rạc. Hình như họ không tuân theo bất cứ tiến trình nào đã được thiết lập trong nhiều năm, rất nhiều năm rồi.”
Các nước lân bang đã nhanh chóng tham gia cuộc tìm kiếm, nhưng lại chậm trễ trong việc chia sẻ với Malaysia các thông tin do máy radar và vệ tinh cung cấp về những phát hiện có thể có. Ông Bud Mussser từng điều khiển chiếc máy bay Boeing 777, cùng loại với máy bay mất tích, trên khắp Châu Á. Qua Skype, ông nói rằng sở dĩ điều đó xảy ra là vì yếu tố văn hóa. Cựu phi công Musser nói:
“Họ làm như thế là để tránh bị mất mặt. Để không cho người Ấn Độ hoặc bất cứ ai biết rằng họ có những nhược điểm, hoặc một số người có trách nhiệm theo dõi máy radar của họ đã ngủ quên trong lúc thi hành phận sự.”
Malaysia đang ở trong một tình thế khó khăn. Các nhà quan sát nói nước này không muốn gây phẫn nộ cho cường quốc kinh tế trong khu vực, là Trung Quốc, vì 2/3 hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc.
Nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đã cho đăng những bài xã luận quy lỗi cho chính phủ Malaysia. Một bài xã luận viết: “Malaysia quyết tâm gia nhập hàng ngũ các nước phát triển trước năm 2020. Nhưng xét cách nước này xử lý vụ việc liên quan tới chuyến bay MH370, tiến trình hiện đại hóa Malaysia sẽ phải mất nhiều thời gian hơn.”
Malaysia có một kỹ nghệ du lịch đang phát triển mạnh. Năm ngoái 1,8 triệu du khách Trung Quốc đã đến thăm Malaysia. Nhưng tình trạng này có thể thay đổi. Nile Bowie, một nhà báo chuyên viết về những đề tài chính trị cư ngụ tại Kuala Lumpur, nhận định:
“Chắc chắn sẽ có những hậu quả kinh tế.”
Nói chuyện qua Skype, nhà báo này nói:
“Tôi có nói chuyện với một số bạn hữu người Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm nay. Họ nói chắc chắn họ sẽ tẩy chay Malaysia. Họ sẽ không đến thăm nước này nữa. Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc có khuynh hướng “suy nghĩ tập thể” trong những tình huống như thế này, và điều đó có thể dẫn tới tình trạng mậu dịch xuống giốc giữa Malaysia và Trung Quốc, trong tình huống xấu nhất.”
Nhiều người theo dõi diễn tiến các sự kiện ở Malaysia nói rằng cuộc tìm kiếm kéo dài càng lâu, thì nguy cơ chuyến bay 370 trở thành một bí ẩn không có giải đáp sẽ càng lớn.