Trong một buổi biểu diễn tại Moscow mới đây, nữ ca sĩ người Mỹ Madonna đã kêu gọi giới hữu trách Nga thả 3 thành viên trong ban nhạc rock Pussy Riot của nước này.
Tối 7/8, nữ ca sĩ đã nói với đám đông tại sân vận động Olympic rằng cô cầu nguyện cho tự do của 3 ca sĩ nhạc rock này. Cô thậm chí còn cởi áo để cho các fan thấy tên ban nhạc ghi trên lưng mình.
Các bị cáo đã bị quản thúc từ hồi đầu tháng Ba về tội gây rối. Các công tố viên đã đề nghị án tù 3 năm đối với các nữ ca sĩ vì kích động hận thù tôn giáo.
Maria Alyokhina, 24 tuổi, Nadezhda Tolokonnikova, 22 tuổi, và Yekaterina Samutsevich, 29 tuổi, đã hát một bài công kích nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin ở phía trước bàn thờ của nhà thờ chính ở Moscow hôm 21/2.
Họ tuyên bố thực hiện buổi biểu diễn để đáp lại việc người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga công khai ủng hộ ông Putin trong cuộc bầu cử tổng thống.
Thẩm phán dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 17/8. Trong tuyên bố lúc kết thúc phiên xử hôm 8/8, ca sĩ chính của Pussy Riot là Tolokonnikova nói rằng tòa án đang thực hiện ‘chỉ thị đàn áp chính trị’ như thời Stalin.
Cô nói rằng giới hữu trách đã từ chối lắng nghe nhóm nhạc của mình, và nói rằng ‘đây không phải là phiên xử Pussy Riot mà là đối với toàn bộ hệ thống chính trị Nga’.
Cô còn cho rằng họ cần được cho phép nói lên suy nghĩ của mình.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng nói rằng các cáo buộc đối với 3 nữ nghệ sĩ không vững vàng vì họ bị buộc tội có hành vi côn đồ nhưng không hề gây bạo lực, phá hoại hay đe dọa ai.
Nữ ca sĩ Madonna đã bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông người hâm mộ hò hét tại sân vận động ở Moscow.
Cô nói: 'Tôi biết rằng mỗi câu chuyện đều có nhiều khía cạnh, và tôi không có ý tỏ ra thiếu tôn trọng với giáo hội và chính phủ, nhưng tôi nghĩ rằng ba cô gái Masha, Katya, Nadya, đã làm một điều rất can đảm. Tôi biết rằng mọi người trong khán phòng này, nếu các bạn là fan hâm mộ tôi, đều cảm thấy là họ có quyền được tự do’.
Cô nói với Đài truyền hình Reuters rằng ba người phụ nữ đã bị đối xử không công bằng và cho rằng họ là nạn nhân của tình trạng kiểm duyệt.
Các nhạc sĩ quốc tế khác như Sting và Red Hot Chili Peppers đã kêu gọi giới hữu trách Nga khoan hồng cho 3 nữ nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Yoko Ono cũng lên tiếng ủng hộ ban nhạc. Viết trên trang vi blog Twitter, vợ góa của nhạc sĩ John Lennon viết: ‘Ông Putin, ông là người khôn ngoan và không cần phải tranh đấu với các nhạc sĩ và những người bạn của họ’.
Tại Berlin, 121 nhà lập pháp Đức từ Bundestag đã chuyển một lá thư ủng hộ Pussy Riot cho đại sứ Nga Vladimir Grinin.
Ông Putin tái đắc cử tổng thống hồi tháng Ba. Mới đây, khi tới London để xem các vận động viên tranh tài ở Olympic, ông đã kêu gọi khoan hồng cho 3 nữ ca sĩ, dù chỉ trích hành động của họ.
Hiện có quan ngại trong các nhóm đối lập ở Nga rằng phiên tòa là một phần của một cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến kể từ khi ông Putin trở lại điện Kremlin, tiếp sau cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trong lịch sử nước Nga gần đây.
Đáp lại lời kêu gọi của Madonna, một phó thủ tướng của Nga đã lên tiếng chỉ trích nữ ca sĩ này.Viết trên Twitter, ông Dmitry Rogozin cho rằng nữ ca sĩ này đang ‘rao giảng đạo đức’. Dù ông Rogozin không viết rõ tên Madonna, nhưng người dân ở Nga cho rằng những lời lẽ khó nghe, mang tính xúc phạm của ông là nhắm vào nữ ca sĩ người Mỹ này.
Trong chuyến lưu diễn ở Nga, Madonna cũng lên tiếng ủng hộ quyền của người đồng tính thành phố St Petersburg, quê nhà của ông Putin, nơi mới cấm điều gọi là ‘việc truyền bá đồng tính’.
(Nguồn: AFP, BBC, Independent, AFP, Reuters, AP, VOA)
Tối 7/8, nữ ca sĩ đã nói với đám đông tại sân vận động Olympic rằng cô cầu nguyện cho tự do của 3 ca sĩ nhạc rock này. Cô thậm chí còn cởi áo để cho các fan thấy tên ban nhạc ghi trên lưng mình.
Các bị cáo đã bị quản thúc từ hồi đầu tháng Ba về tội gây rối. Các công tố viên đã đề nghị án tù 3 năm đối với các nữ ca sĩ vì kích động hận thù tôn giáo.
Maria Alyokhina, 24 tuổi, Nadezhda Tolokonnikova, 22 tuổi, và Yekaterina Samutsevich, 29 tuổi, đã hát một bài công kích nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin ở phía trước bàn thờ của nhà thờ chính ở Moscow hôm 21/2.
Họ tuyên bố thực hiện buổi biểu diễn để đáp lại việc người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga công khai ủng hộ ông Putin trong cuộc bầu cử tổng thống.
Thẩm phán dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 17/8. Trong tuyên bố lúc kết thúc phiên xử hôm 8/8, ca sĩ chính của Pussy Riot là Tolokonnikova nói rằng tòa án đang thực hiện ‘chỉ thị đàn áp chính trị’ như thời Stalin.
Cô nói rằng giới hữu trách đã từ chối lắng nghe nhóm nhạc của mình, và nói rằng ‘đây không phải là phiên xử Pussy Riot mà là đối với toàn bộ hệ thống chính trị Nga’.
Cô còn cho rằng họ cần được cho phép nói lên suy nghĩ của mình.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng nói rằng các cáo buộc đối với 3 nữ nghệ sĩ không vững vàng vì họ bị buộc tội có hành vi côn đồ nhưng không hề gây bạo lực, phá hoại hay đe dọa ai.
Nữ ca sĩ Madonna đã bày tỏ quan điểm của mình trước đám đông người hâm mộ hò hét tại sân vận động ở Moscow.
Cô nói: 'Tôi biết rằng mỗi câu chuyện đều có nhiều khía cạnh, và tôi không có ý tỏ ra thiếu tôn trọng với giáo hội và chính phủ, nhưng tôi nghĩ rằng ba cô gái Masha, Katya, Nadya, đã làm một điều rất can đảm. Tôi biết rằng mọi người trong khán phòng này, nếu các bạn là fan hâm mộ tôi, đều cảm thấy là họ có quyền được tự do’.
Cô nói với Đài truyền hình Reuters rằng ba người phụ nữ đã bị đối xử không công bằng và cho rằng họ là nạn nhân của tình trạng kiểm duyệt.
Các nhạc sĩ quốc tế khác như Sting và Red Hot Chili Peppers đã kêu gọi giới hữu trách Nga khoan hồng cho 3 nữ nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Yoko Ono cũng lên tiếng ủng hộ ban nhạc. Viết trên trang vi blog Twitter, vợ góa của nhạc sĩ John Lennon viết: ‘Ông Putin, ông là người khôn ngoan và không cần phải tranh đấu với các nhạc sĩ và những người bạn của họ’.
Tại Berlin, 121 nhà lập pháp Đức từ Bundestag đã chuyển một lá thư ủng hộ Pussy Riot cho đại sứ Nga Vladimir Grinin.
Ông Putin tái đắc cử tổng thống hồi tháng Ba. Mới đây, khi tới London để xem các vận động viên tranh tài ở Olympic, ông đã kêu gọi khoan hồng cho 3 nữ ca sĩ, dù chỉ trích hành động của họ.
Hiện có quan ngại trong các nhóm đối lập ở Nga rằng phiên tòa là một phần của một cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến kể từ khi ông Putin trở lại điện Kremlin, tiếp sau cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trong lịch sử nước Nga gần đây.
Đáp lại lời kêu gọi của Madonna, một phó thủ tướng của Nga đã lên tiếng chỉ trích nữ ca sĩ này.Viết trên Twitter, ông Dmitry Rogozin cho rằng nữ ca sĩ này đang ‘rao giảng đạo đức’. Dù ông Rogozin không viết rõ tên Madonna, nhưng người dân ở Nga cho rằng những lời lẽ khó nghe, mang tính xúc phạm của ông là nhắm vào nữ ca sĩ người Mỹ này.
Trong chuyến lưu diễn ở Nga, Madonna cũng lên tiếng ủng hộ quyền của người đồng tính thành phố St Petersburg, quê nhà của ông Putin, nơi mới cấm điều gọi là ‘việc truyền bá đồng tính’.
(Nguồn: AFP, BBC, Independent, AFP, Reuters, AP, VOA)