"Cộng hòa Bắc Macedonia" - tên mới được đề xuất cho đất nước từng là một phần của Nam Tư - nhắm mục đích giải quyết tranh cãi ngoại giao với Hy Lạp, nhưng sẽ không làm hài lòng một số người nặng về dân tộc chủ nghĩa ở hai bên biên giới.
Khi Macedonia tuyên bố độc lập vào năm 1991, nhiều người Hy Lạp cảm thấy đất nước đó đã chiếm đoạt di sản văn hóa cổ đại của họ vì một tỉnh ở miền bắc Hy Lạp cũng có tên là Macedonia, đồng thời là nơi sinh của Alexander Đại đế.
Tên nước mới được các chính trị gia của cả hai nước đồng ý hôm 12/6. Cái tên đó được xem là sẽ chấm dứt nhiều thập kỷ xung đột ngoại giao và giúp Macedonia gia nhập Liên hiệp châu Âu và NATO dễ dàng hơn.
Nhưng thỏa thuận này vẫn cần phải qua phê chuẩn của quốc hội hai nước và trưng cầu dân ý ở Macedonia, và không phải ai cũng có khuynh hướng bỏ phiếu “thuận”.
"Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ" gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1993, nhưng hầu hết các nước đều bỏ qua cái tên tạm thời đó và chỉ đơn thuần dùng tên Macedonia.
Tại một cuộc biểu tình ở Skopje hôm 2/6, người ta vẫy cờ Macedonia, và đôi khi là cờ Nga - cho thấy họ không chỉ phản đối việc đổi tên mà cả việc trở nên gần gũi hơn với phương Tây.
Tuy nhiên, nhiều người Macedonia đã hoan nghênh sự hòa hoãn với Hy Lạp.
Một số người Macedonia tin rằng tư cách thành viên EU và NATO có thể giúp cho nền kinh tế, những người khác lại nghi ngờ.