Lỗ thủng tầng ôzôn ở Nam Cực tuần trước đạt kích thước tương đối lớn trong năm thứ ba liên tiếp - lớn hơn cả diện tích Bắc Mỹ - nhưng các chuyên gia cho biết nhìn chung nó vẫn đang thu hẹp lại bất chấp những lần bộc phát gần đây do thời tiết lạnh ở độ cao.
Lỗ thủng tầng ôzôn đạt kích cỡ to nhất lên tới hơn 26,4 triệu km vuông vào ngày 5 tháng 10, lớn nhất kể từ năm 2015, theo NASA. Các nhà khoa học cho biết do nhiệt độ lạnh hơn bình thường ở các vùng cực nam ở độ cao 12-20 km, nơi có lỗ thủng tầng ôzôn, điều kiện cho các hóa chất clo phá hủy tầng ôzôn chín muồi.
Nhà khoa học Trái đất Paul Newman, Giám đốc Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ NASA, người theo dõi sự suy giảm tầng ôzôn nói: “Xu hướng chung là cải thiện. Năm nay tồi tệ hơn một chút vì năm nay lạnh hơn một chút”. “Tất cả các dữ liệu cho thấy ôzôn đang được cải thiện.”
Nhà khoa học hàng đầu về ôzôn Susan Solomon của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết chỉ cần nhìn vào kích thước lỗ thủng tầng ôzôn tối đa, đặc biệt là vào tháng 10, thì có thể bị hiểu sai.
Bà Solomon ngày 13/10 cho biết sự suy giảm tầng ôzôn bắt đầu sau đó và lâu hơn để đạt đến lỗ tối đa và các lỗ này thường nông hơn vào tháng 9, là tháng quan trọng để xem xét sự phục hồi của tầng ôzôn, chứ không phải tháng 10.
Các hóa chất clo và brom cao trong khí quyển ăn vào tầng ôzôn bảo vệ của Trái đất. Thời tiết lạnh tạo ra các đám mây phóng các chất hóa học, ông Newman nói. Lạnh hơn đồng nghĩa với nhiều mây hơn và lỗ thủng ôzôn lớn hơn.
Ông Newman nói theo khoa học về biến đổi khí hậu thì carbon giữ nhiệt từ việc đốt than, dầu và khí đốt tự nhiên làm cho bề mặt Trái đất ấm hơn, nhưng tầng bình lưu trên, sẽ lạnh hơn. Tuy nhiên, lỗ thủng ôzôn thấp hơn một chút so với khu vực được cho là sẽ được làm lạnh hơn bởi biến đổi khí hậu, ông nói. Các nhà khoa học và nghiên cứu khác liên kết việc này với biến đổi khí hậu.
Nhà khoa học khí quyển Martyn Chipperfield của Đại học Leeds cho rằng việc tầng bình lưu có dấu hiệu lạnh hơn do biến đổi khí hậu là điều đáng lo ngại. Nỗi lo là ở chỗ biến đổi khí hậu và nỗ lực giảm lỗ thủng tầng ôzôn trở nên đan xen vào nhau.
Nhiều thập kỷ trước, các nhà hóa học khí quyển nhận thấy rằng clo và brom đang gia tăng trong khí quyển, cảnh báo về thiệt hại hàng loạt đối với mùa màng, tình trạng thiếu lương thực và làm tăng ung thư da nếu điều gì đó không được thực hiện. Năm 1987, thế giới đã đồng ý với một hiệp ước mang tính bước ngoặt, Nghị định thư Montreal, cấm các hóa chất phá hủy tầng ôzôn, thường được ca ngợi là một câu chuyện thành công về môi trường.
Đó là một quá trình diễn ra chậm chạp vì một trong những chất hóa học gây hủy hoại tầng ôzôn chính, CFC11, có thể tồn tại trong bầu khí quyển trong nhiều thập niên, ông Newman nói. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức CFC11 đi vào không khí đã tăng lên một vài năm trước đây mà các nhà khoa học nghi ngờ do các nhà máy ở Trung Quốc.
Ông Newman cho biết nồng độ clo đã giảm gần 30% so với cao điểm 20 năm trước. Nếu nhiệt độ lạnh hơn này xảy ra với nồng độ clo của năm 2000 thì “sẽ là một cái hố rất, rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với hiện tại.”
Đây là năm thứ ba liên tiếp lỗ thủng tầng ôzôn đạt cao điểm hơn 24,8 triệu km vuông, mà bà Solomon gọi là rất bất thường và đáng để nghiên cứu thêm.
Diễn đàn