Đường dẫn truy cập

Lo ngại COVID tái phát làm tăng nguy cơ tái phong toả


Bãi biển South Beach tại Miami, Florida, mở cửa trở lại (ảnh chụp ngày 10/6/2020).
Bãi biển South Beach tại Miami, Florida, mở cửa trở lại (ảnh chụp ngày 10/6/2020).

Những lo ngại về một đợt lây nhiễm COVID-19 thứ nhì đã đóng cửa sáu chợ thực phẩm lớn tại Bắc Kinh hôm 12/6. Ấn Độ, nước mở cửa lại tuần này, báo cáo số lây nhiễm hằng ngày tăng kỷ lục. Khoảng nửa chục tiểu bang Mỹ loan báo các giường bệnh đang được lấp đầy nhanh chóng.

Các giới chức y tế toàn cầu đã bày tỏ những lo ngại là một số nước bị ảnh hưởng tai hại về lệnh đóng cửa có thể dỡ bỏ những hạn chế quá nhanh, và virus corona có thể lây lan trong những cuộc biểu tình rầm rộ chống kỳ thị chủng tộc.

“Chúng ta phải sẵn sàng trở lại các biện pháp hạn chế nếu cần,” Ủy viên Y tế Liên hiệp Châu Âu Stella Kyriakides nói sau khi thúc đẩy 27 nước thành viên tiến hành trước những xét nghiệm trong dân chúng trong khi các nước này mở cửa trở lại trường học và công việc kinh doanh.

Tại Trung Quốc, nơi phát xuất của virus corona chủng mới, thêm hai ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại thủ đô. Sáu ngôi chợ bán sĩ thực phẩm lớn bị đóng cửa một phần hay toàn phần vì hai bệnh nhân này có ghé tới gần đây, nhưng chưa biết những người này bị lây nhiễm như thế nào.

Ấn Độ mở cửa hầu hết các phương tiện chuyên chở công cộng, văn phòng và thương xá trong tuần này sau gần 70 ngày đóng cửa dù các giới chức y tế nói còn nhiều tuần nữa mới bình ổn đường cong lây nhiễm.

Thống kê chính thức số tử vong là 8.498 người, tương đối nhỏ, nhưng theo Bộ Y tế, số lây nhiễm tăng thêm 10.956 ca hôm 12/6 là một con số kỷ lục, với nhiều ca ở Delhi, Mumbai và Chennai.

Ông Syed Ahmed Bukhari, người đứng đầu ngôi đền Jama Masjid ở Delhi, một trong những ngôi đền lớn nhất Ấn Độ, ra lệnh ngưng tập họp thờ phượng cho đến cuối tháng này.

Chưa qua đợt đầu

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một hiệp hội y khoa hàng đầu nói nới lỏng các hạn chế vào ngày 1/6 là quá sớm, dù con số người chết hàng ngày đã giảm sút trong những tuần lễ gần đây khoảng 20 người.

“Có thảo luận về việc khi nào đợt hai sẽ đến, nhưng chúng ta chưa có thể qua được đợt một,” ông Cavit Isik Yavuz, thuộc toán nghiên cứu virus corona tại Hiệp hội Y khoa Thổ Nhĩ Kỳ nói

Trong khi những ca lây nhiễm mới chậm lại tại hầu hết các nước Châu Âu, các chuyên gia y tế thấy có một nguy cơ, từ vừa đến cao, các ca lây nhiễm sau khi mở cửa và vì vậy có thể có những biện pháp hạn chế mới.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) tiên đoán có sự gia tăng vừa phải tại Châu Âu trong những tuần tới, có thể làm cho căng thẳng hệ thống y tế nếu không nhanh chóng kiểm tra lại. Các biện pháp kiểm soát của chính phủ có thể kiểm tra và đảo ngược khuynh hướng tăng trong vòng hai hay ba tuần, trung tâm nói.

Các giới chức tỏ ý lo ngại virus có thể lây lan trong số hàng chục ngàn người biểu tình tại các thành phố lớn ở Châu Âu để chống kỳ thị chủng tộc sau cái chết của người Mỹ gốc Phi tên George Floyd tại Mỹ.

Kêu gọi đoàn kết

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Abhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng nguy cơ virus xuất hiện trở lại vẫn còn rất thực.

“Chúng ta cũng phải nhớ rằng, dù tình hình được cải thiện tại Châu Âu, nhưng trên thế giới tình hình trở nên tệ hại hơn…Chúng ta sẽ tiếp tục cần đoàn kết toàn cầu để hoàn toàn đánh bại đại dịch,” ông nói.

Trong số 5.347 ca tử vong mới trên toàn thế giới, có 3.681 ca tại Châu Mỹ, WHO cho biết hôm 11/6.

Trong khoảng gần nửa chục tiểu bang Mỹ, kể cả Texas và Arizona, số bệnh nhân virus corona tại các bệnh viện gia tăng, gây nên những lo ngại là việc tái mở cửa kinh tế Mỹ có thể khơi mào đợt lây nhiễm thứ hai. Alabama, Florida, North Carolina, South Carolina, Oregon và Nebraska đều có số ca mới kỷ lục ngày 11/6.

Mỹ hiện có hơn 113.000 người chết vì virus corona, đứng đầu thế giới. Con số này có thể vượt quá 200.000 người vào tháng 9, ông Ashish Jha, người đứng đầu Viện Y tế Toàn cầu của Harvard, nói với CNN.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG